Phân tích văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”

DÀN Ý
I/  Nêu vấn đề:
– Giới thiệu VB: nguồn gốc, xuất xứ, chủ đề VB, khái quát nghệ thuật, nội dung của VB “Ai ơi mồng 9 tháng 4”

II/ Giải quyết vấn đề:
1. Giới thiệu về hội Gióng
– Tên: lễ hội Gióng
– Thời gian: 9/4 âm lịch
– Địa điểm: xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội
– Bối cảnh: có mưa, mưa dông.
– Vai trò: là lễ hội lớn nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Cách dẫn dắt: đi từ câu ngạn ngữ có tính chất đúc rút kinh nghiệm, bài học dân gian quí giá để vừa giới thiệu về lễ hội, vừa tạo sắc thái trang nghiêm, ấn tượng về hội Gióng.
2. Tiến trình hội Gióng
a. Các địa điểm diễn ra hội Gióng:
+ Cố Viên : vườn cà của mẹ Thánh Gióng
+ Miếu Ban: nơi Thánh Gióng được sinh ra.
+ Đền Mẫu (đền Hạ): nơi thờ mẹ Thánh Gióng.
+ Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh
+ Cách giới thiệu không gian lễ hội theo trình tự lần lượt từ ngoài vào trong: từ Cố Viên=>Miếu Ban => Đền Mẫu => Đền Thượng: người đọc hình dung được hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng với những dấu vết còn lại của Gióng.
+ Mỗi địa điểm gợi đến dấu tích trong truyền thuyết Thánh Gióng: vườn cà, dấu chân ông Đổng, … Gợi lên mối liên hệ giữa đời thực và thế giới hư vô, thiêng liêng và trần thế.
b. Tiến trình hội Gióng
– Thời gian
+ Chuẩn bị:1/3 đến 5/4.
+ Hội bắt đầu: 6/4 đến 12/4. Chính hội là 9/4
– Sự kiện:
+ Mồng 6: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng
+ Mồng 8: rước nước
+ Mồng 9: chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân
+ Mồng 10: lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh
+ Ngày 11,12: lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.
– Người tham gia: dân làng
– Hình ảnh, hoạt động có ý nghĩa tượng trưng:
+ Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, ngày mồng 8, tượng rưng cho việc tôi luyện khí giới trước khi đánh giặc
+ Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc
+ có 28 cô tướng trang phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù.
+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta.
+  dăm ba bé trai cầm roi rồng là đạo quân mục đồng
+  Có ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng, ba viên Tiểu Hổ
+ dân làng xin lộc tượng trưng cầu may
+ Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho báo tin thắng trận với đất trời.
Nhận xét: Các thông tin được chọn lựa chính xác, tiêu biểu, sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian. Tác giả tái hiện sinh động, chân thực lễ hộ Gióng. Lễ hội Gióng là một hình thức văn hóa dân gian giàu bản sắc, giàu triết lí nhân sinh. Tác giả bộc lộ cảm xúc tự hào, tôn kính, trân trọng, biết ơn với truyền thống văn hóa dân tộc.
c. Ý nghĩa:
Lễ hội Gióng là một di sản vô giá của văn hóa dân tộc, giúp chúng ta có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, linh thiêng và trần thế…
– Cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
3 / Đánh giá khái quát
a. Nghệ thuật:
– Bài văn thuyết minh một sự kiện ngắn gọn, theo trình tự thời gian.
– Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, có hàm lượng thông tin cao
b. Nội dung, ý nghĩa:
– Lễ hội Gióng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
– Lễ hội là biểu tượng cho ý chí chống giặc ngoại xâm, cho bản chất kiên cường bất khuất, khát vọng hòa bình của dân tộc, gợi nhắc truyền thống lịch sử oai hùng của cha ông.
4/ Cảm nhận của bản thân về văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *