Nghị luận về ý nghĩa của lòng khoan dung

1/ Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận (ý  nghĩa của lòng khoan dung)

2/ Thân đoạn

– Khoan dung là một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của con người.

 Con người không ai hoàn hảo cả nên ai cũng ít nhất từng một lần phạm sai lầm, gây tổn thương đến người khác và cần lòng khoan dung của họ.

– Cha ông ta xưa dạy rằng: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”. Khi được khoan dung, người mắc lỗi sẽ bớt hoặc  xoá đi mặc cảm tội lỗi, có cơ hội vươn lên hoàn thiện mình, là động lực giúp người mắc lỗi nhận ra sai lầm và khoan dung có sức cảm hóa mãnh liệt, là động lực giúp họ nhận ra sai lầm, vươn lên hoàn thiện mình. Ngược lại người có lòng khoan dung cũng sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhõm hơn.

– Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với mọi người ? Vì vậy, không khoan dung với người khác chính là tàn nhẫn với mình.

– Khoan dung sẽ xoá đi hận thù giữa người với người, là chất keo hàn gắn thế giới như lời Phật dạy: “tài sản lớn nhất của con người là lòng khoan dung, khoan dung giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, tạo nên một cộng động gắn bó bền chặt”.                                                                                                                                                                                                 – Dẫn chứng:  Đất nước ta là đất nước luôn có lòng khoan dung, độ lượng. Cậu chuyện “Thạch Sanh” với niêu cơm thần là một minh chứng rõ ràng. Dù 18 nước chư hầu mang quân sang sách nhiễu nước ta nhưng khi chúng thua trận. Thạch Sanh vẫn bao dung, độ lượng giúp cho niêu cơm thần ăn hết lại đầy. Đất nước ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh xâm lược, khi gươm đao, bom đạn kết thúc cũng là lúc ta khép lại hận thù. Với kẻ thù ta luôn mở cho con đường sống. Và chính vì thế mà giờ đây dân tộc mới được sống trong bình yên, êm ấm.

3/ Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của khoan dung và nêu ra bài học

– Lòng khoan dung  là đức tính cao đẹp của con người. Mỗi chúng ta cần ý thức được ý nghĩa của lòng khoan dung  để từ đó rèn luyện lòng khoan dung,  góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.                                                – Là học sinh, chúng ta hãy học tập lòng khoan dung, độ lượng của cha mẹ, ông bà. Hãy mở rộng lòng mình với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ đón nhận được tình yêu thương.

Đoạn văn tham khảo

          Tục ngữ Việt Nam có câu : “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Câu tục ngữ như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta về lòng khoan dung. Vậy khoan dung có ý nghĩa như thế nào?  Khoan dung là một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của con người, nó giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn. Trong cuộc sống này, không ai hoàn hảo cả nên ai cũng ít nhất từng một lần phạm sai lầm, gây tổn thương đến người khác. Khi phạm sai lầm, nếu được khoan dung, người mắc lỗi sẽ bớt hoặc  xoá đi mặc cảm tội lỗi, có cơ hội vươn lên hoàn thiện mình, là động lực giúp người mắc lỗi nhận ra sai lầm và khoan dung có sức cảm hóa mãnh liệt, là động lực giúp họ nhận ra sai lầm, vươn lên hoàn thiện mình. Ngược lại người có lòng khoan dung cũng sẽ thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm hơn.  Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với mọi người ? Vì vậy, không khoan dung với người khác chính là tàn nhẫn với mình. Hơn thế nữa khoan dung sẽ xoá đi hận thù giữa người với người, là chất keo hàn gắn thế giới như lời Phật dạy: “tài sản lớn nhất của con người là lòng khoan dung, khoan dung giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, tạo nên một cộng động gắn bó bền chặt”. Đất nước ta là đất nước luôn có lòng khoan dung, độ lượng. Cậu chuyện “Thạch Sanh” với niêu cơm thần là một minh chứng rõ ràng. Dù 18 nước chư hầu mang quân sang sách nhiễu nước ta nhưng khi chúng thua trận. Thạch Sanh vẫn bao dung, độ lượng giúp cho niêu cơm thần ăn hết lại đầy. Đất nước ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh xâm lược, khi gươm đao, bom đạn kết thúc cũng là lúc ta khép lại hận thù. Với kẻ thù ta luôn mở cho con đường sống. Và chính vì thế mà giờ đây dân tộc mới được sống trong bình yên, êm ấm. Có thể nói rằng lòng khoan dung  là đức tính cao đẹp cần có ở mỗi con người. Vì thế mỗi chúng ta cần ý thức được ý nghĩa của lòng khoan dung  để từ đó rèn luyện lòng khoan dung,  góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.   Và khi còn là học sinh, chúng ta hãy học tập lòng khoan dung, độ lượng của cha mẹ, ông bà. Hãy mở rộng lòng mình với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ đón nhận được tình yêu thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *