Bổ trợ và nâng cao văn bản: Bài toán dân số | Ngữ văn 8

BÀI TOÁN DÂN SỐ

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Xuất xứ: Văn bản Bài toán dân số trích từ bài báo Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại in trên báo Giáo dục và đại chủ nhật, số 28, 1995. 2. Bố cục

– Phần đầu (từ đầu đến sáng ngắt ra): Tác giả nêu vấn đề: Bài toán dân số dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.

– Phần hai từ “Đó là câu chuyện cổ đến “sang ô thứ 3 của bàn cờ”): Tập trung làm rõ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới thật khủng khiếp. Phần ba (từ “Đừng để cho mỗi con người” đến hết bài): Đặt ra vấn đề loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. 3. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật

– Nội dung: Văn bản đề cập đến nguy cơ thế giới đang đứng trước tình trạng bùng nổ dân số và gia tăng dân số quá nhanh. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ lại làm hại chính mình. Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

– Nghệ thuật: Văn bản có cách đặt vấn đề hay, ấn tượng. Cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, thuyết phục người đọc. Bài toán dân số sử dụng phương thức biểu đạt chính là lập luận nhưng tác giả lại bắt đầu bằng câu chuyện về một bài toán cổ, cách kết hợp yếu tố tự sự đã góp phần làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn nói tới: sự gia tăng dân số quá nhanh. Phần sau của bài viết được trình bày bằng những lập luận chặt chẽ, số liệu chứng minh phong phú, giàu sức thuyết phục đã chuyển tải được thông điệp quan trọng có ý nghĩa đến độc giả: Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh là con đường tồn tại của loài người.

B, ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN

Bài toán dân số của thời hiện đại đã được đặt ra từ thời cổ đại hay vấn đề từ thời cổ đại vẫn chưa được giải quyết ở thời hiện đại? Đọc văn bản Bài toán dân số quả thực đã làm người đọc sáng mắt và được nhiều điều.
1. Phần đầu

Điều “sáng mắt” thứ nhất – Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại Người viết bắt đầu từ câu chuyện về một bài toán cổ kể về việc kén rể của nhà thông thái. Cách kén rể mà nhà thông thái đưa ra tưởng chừng đơn giản bởi chỉ cần dặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, hai hạt thóc vào ô thứ hai, các ô còn lại theo cứ thế nhân đôi trong một bàn cờ có 64 ô, thế nhưng đó là việc khó thực hiện được. Bở tướng số thóc đó là ít, thực chất số thóc đủ cho 64 Ô của bàn cờ có thể phủ kín cả mặt Trái Đất. Từ câu chuyện ấy tác giả cho người đọc liên tưởng đến sự gia tăng dân số. Việc đặt thóc vào các ô bàn cờ với sự gia tăng dân số giống nhau ở chó só thóc cần cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới đều tăng theo cấp số nhân, công bội là 2. 2. Phần 2

– Điều “sáng mắt” thứ hai – Tốc độ gia tăng dân số đang quá nhanh.

Tác giả giúp người đọc nhận thức ra sự gia tăng dân số thật nhanh chóng băng một phép tính dựa trên cơ sở một giả thiết, đó là tính từ khi khai thiên lập địa mới có hai người thì đến năm 1995, dân số thế giới đã là 5,63 tỉ người, đến ô thứ 30, dự báo đến năm 2015 dân số sẽ là hơn 7 tỉ người, mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ, đó là chưa kể việc giữ được mỗi gia đình có 1 đến 2 con là một chỉ tiêu rất khó thực hiện. Từ một bài toán cổ, tác giả đã giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động thực trạng dân số. Cách đặt vấn đề của tác giả rất nhẹ nhàng nhưng vấn đề tác giả đặt ra lại khiến người đọc phải suy ngẫm.

– Điều “sáng mắt” thứ ba: Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào khả năng sinh đẻ của những người phụ nữ.

Tiếp theo người đọc còn được hiểu thêm về một thông báo có ý nghĩa, đó là thông báo của Hội nghị Cai-rô về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước, giúp người đọc nhận thức ra rằng chỉ tiêu mỗi gia đình có một đến hai con là rất khó khăn bởi khả năng sinh con của phụ nữ là rất lớn (thấp như Việt Nam trung bình 3,8, nhiều như Ru-an-đa là 8,1). Hơn nữa người ta nhận ra một quy luật dân số gia tăng rất nhanh ở các quốc gia chậm phát triển. Cũng có nghĩa là sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sống xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau.

3. Phần 3

Điều “sáng mắt” thứ tư (cũng là điều khiến cho mọi người sáng mắt ra nha trước khi quá muộn), đó là: Hạn chế sự gia tăng dân số là con đường tồn tại củ. loài người.

Bởi vì, nếu cứ để dân số bùng nổ và không hạn chế được sự gia tăng thì chẳng mấy chốc 64 ô bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên Trái Đất. Vì vậy loài người muốn tồn tại thì phải hạn chế tốc độ gia tăng dân số quá nhanh.

Văn bản Bài toán dân số ngắn gọn nhưng vấn đề đặt ra thật quan trọng và có ý nghĩa.

C. TÁC PHẨM – TỪ NHỮNG GÓC NHÌN

* Về mặt khách quan, trước hết, tình trạng dân số nước ta hiện đang ở vào vùng đỉnh của làn sóng gia tăng dân số, tình trạng này diễn ra theo chu kì khoảng 20 năm một lần, những năm 1980 – 1985 là thời kì tỉ lệ sinh ở nước ta rất cao.

Điều kiện kinh tế – xã hội cũng có ảnh hưởng khá mạnh đến việc gia tăng dân số. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi điều kiện kinh tế ngày một khá hơn thì nhu cầu sinh con cũng tăng mạnh. Thêm vào đó là truyền thống tâm lí xã hội về gia đình có quy mô lớn vẫn còn bắt rễ vào ý thức của người Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn.
Tâm lí phải có con trai vẫn đè nặng lên không ít các gia đình, ngay cả các gia đình trí thức.

Về mặt chủ quan, neu chấp nhận mức sinh thay thế là 2,1 thì chúng ta đã đạt được một kết quả khả quan là mức sinh đang ở sát mức sinh thay thế. Kết quả này tạo ra một tâm lí thoả mãn, chủ quan, lơ là công tác dân số.

Trong thời gian vừa qua, một nguyên nhân rất quan trọng tác động tiêu cực đến công tác dân số đó là sự thay đổi cơ cấu, tổ chức của các cơ quan dân số từ Trung ương đến các địa phương. Việc cơ cấu lại tổ chức này đã làm cho không ít cán bộ thiếu an tâm công tác, án binh bất động chờ bố trí nhân sự, hoặc tìm cách chuyển sang cơ quan khác. Hệ quả là hoạt động trên lĩnh vực dân số cũng theo đó mà “lắng xuống”.

Xác định rằng, vấn đề dân số có một vai trò đặc biệt trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47NQ/TW về việc tiếp tục thúc đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Theo pháp lệnh dân số thì “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Như vậy nâng cao chất lượng dân số đồng nghĩa với nâng cao chất lượng cuộc sống.

Qua đây, để chúng ta thấy được rằng vấn đề dân số không còn xa xôi mà đã gần kề ngay trước mắt chúng ta. Việt Nam sẽ phải nhanh chân hơn với những chính sách vẫn còn nằm ở trên giấy. Mỗi con người trong cộng đồng phải cùng cố gắng ngăn chặn nạn bùng nổ dân số để cùng xây dựng một xã hội phát triển, một tương lai tốt đẹp.

D. LUYỆN TẬP
1. Hãy nêu hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh trong những năm gần đây.

2. Văn bản Bài toán dân số đem lại những hiểu biết gì cho mọi người? Trong thực tế, đâu là con đường tốt nhất hạn chế sự gia tăng dân số?

3. Hãy chứng minh rằng: Bài toán dân số là một văn bản ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *