Mở bài về phân tích một trích đoạn văn xuôi:
“Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (L.Tôn-xtôi). Với ý niệm ấy, mỗi tác phẩm văn học chính là hiện thân cho “tình yêu” được vun đắp từ “suy nghĩ” và “máu” của người nghệ sĩ, đi xuyên qua mọi hệ tầng không gian, vượt qua sự băng hoại của thời gian để tỏa sáng giữa đại ngàn văn chương muôn lối, mang trong mình những giá trị lớn lao về cuộc đời. Và có lẽ [tác phẩm A] của [nhà văn BJ cũng là một tác phẩm như thế. [vấn đề nghị luận] phải chăng đều được thể hiện qua [đoạn trích].
Mở bài về phân tích một trích đoạn thơ:
“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại..” (Phương Lựu). Đường đời muôn nẻo, đường văn chương muôn lối, mỗi thi sĩ đều luôn có hướng đi riêng, nghiêm túc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật để tạc dựng lên những áng thơ là “tiếng hát của trái tim”, là “nơi dừng chân của tinh thần”. Có chăng với nhà văn A], [tác phẩm B] chính là những điều đẹp đẽ như thế, để rồi [vấn đề nghị luận] được tỏa sáng qua [đoạn trích].
Mở bài về phân tích một nhân vật:
Nữ văn sĩ Anne Frank trong cuốn nhật ký cùng tên của mình đã từng quả quyết rằng: “Bất chấp mọi thứ, tôi vẫn tin vào sự tốt đẹp hằng ngự trị trong trái tim mỗi con người”. Cuộc sống muôn màu vạn trạng, trong bóng tối ta thấy sáng lên đâu đó những điều đẹp đẽ. Đó phải chăng là cách mà nhân vật A] để lại ấn tượng trong lòng người đọc khi lật giở từng trang [tác phẩm BJ của [nhà văn C], phía sau [hoàn cảnh nhân vật] là một [phẩm chất tiêu biểu của nhân vật ]?