Chất “muối thơ” trong tác phẩm văn học

Chất “muối thơ” trong tác phẩm văn học

Dàn bài 1

I – Mở bài

Giới thiệu vấn đề

II – Thân bài

1. Giải thích nhận định

– Câu thơ của Chế Lan Viên để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật và giá trị của thơ ca chân chính.

– Tác giả dùng hình ảnh muối kết tinh để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật. Để có một hạt muối trắng trẻo, có giá trị phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn. Sáng tạo nghệ thuật cũng tương tự như vậy, người nghệ sĩ phải lao động nghiêm túc, không ngừng sáng tạo nên có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật. Chất thơ cũng chính là kết tinh tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ.

=> Nhận định đã khẳng định giá trị của một tác phẩm chân chính phải hội tụ đầy đủ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

2. Phân tích, chứng minh.

Tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân

Nội dung

+ Niềm tự hào, nỗi nhớ về làng cũng mang nét mới: Xa làng đi tản cư, ông Hai nhớ làng, vẫn giữ thói quen khoe làng, tự hào về làng .

+ Ông gắn danh dự của mình với danh dự của làng, cho thấy sự gắn bó sâu sắc với làng, với nước bằng tất cả niềm vui, nỗi buồn.

+ Thái độ thù làng Chợ Dầu theo Tây, làm Việt gian thể hiện tình cảm với làng, với nước rất rạch ròi, quyết liệt: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Đó là một nhận thức mới mẻ, sáng suốt, cho thấy người nông dân đã biết đặt danh dự, lợi ích của dân tộc lên trên hết.

+ Người nông dân còn biết hi sinh đến tận cùng cho cuộc kháng chiến, dù tài sản bị đốt nhưng ông vẫn vô cùng hạnh phúc bởi danh dự của làng của bản thân đã được khôi phục.

– Nghệ thuật

+ Xây dựng tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, cảm động, tạo ra bước ngoặt về tâm lí, làm nổi bật nhân vật…

+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, phong phú, sống động, điển hình.

+ Lựa chọn chi tiết tự nhiên, chân thực nhưng rất tinh tường khiến cho nhân vật hiện lên có những nét ấn tượng riêng (kể cả ngoại hình và nội tâm).

+ Ngôn ngữ dân dã, bình dị, tự nhiên rất phù hợp với nhân vật: có sự hài hòa giữa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng nhân vật.

=> Truyện ngắn Làng đã phát hiện ra những nét mới mẻ trong lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Để có những phát hiện mới mẻ này tác giả đã phải tìm tòi, nghiên cứu một cách cẩn trọng. Đồng thời có sự gắn bó, am hiểu tâm lí người nông dân sâu sắc.

3. Bàn luận

– Đây là quan điểm hết sức chính xác về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

– Để có những tác phẩm giàu cảm xúc, có giá trị đòi hỏi người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê và không ngừng sáng tạo.

– Mọi sáng tạo phải bắt rễ, đào sâu từ hiện thực cuộc sống và đem những gì tinh túy nhất của cuộc sống vào trong tác phẩm.

III – Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
– Rút ra bài học liên hệ…

Dàn bài 2

I – Mở bài:

– Giới thiệu nhận định, chức năng của thơ.
– Giới thiệu một số bài thơ mà em biết.

II – Thân bài:

2.1. Giải thích nhận định

– Chất muối bể: được hình thành từ sự lắng đọng, chắt lọc, kết tinh,…những gì tinh túy nhất từ đại dương bao la.
– Chất muối thơ: được sáng tạo bởi trí tuệ, tài năng và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ. Chất muối thể hiện ở các phương diện như: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
– Câu thơ của Chế Lan Viên để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật và giá trị của thơ ca chân chính.
+ Tác giả dùng hình ảnh muối kết tinh để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật. Để có một hạt muối trăng trẻo, có giá trị phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn. Sáng tạo nghệ thuật cũng tương tự như vậy, người nghệ sĩ phải lao động nghiêm tục, không ngừng sáng tạo nên có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật. Chất thơ cũng chính là kết tinh tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ.
=> Nhận định đã khẳng định giá trị của một tác phẩm chân chính phải hội tụ đầy đủ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

2.2. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, chất muối được biểu hiện ở những
phương diện sau:
Về nghệ thuật: Chất muối thơ thể hiện ở một số sáng tạo trong hình thức
nghệ thuật của bài thơ.
– Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có
âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết tạo nên chất giọng riêng cho bài thơ.
– Hình ảnh thơ: giản dị, gần gũi, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
– Ngôn từ: tự nhiên, tinh tế, giàu ý vị. Đặc biệt là những thán từ đậm chất Huế.
– Giọng điệu: giàu cảm xúc, nhiều cung bậc, phù hợp với tâm trạng (vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, trang nghiêm mà tha thiết ở đoạn bộc bạch tâm niệm; sôi nổi, nhiệt tình ở đoạn cuối.)
– Cách sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…khiến bài thơ có sức hấp dẫn, thú vị riêng.
[HS chọn lọc và phân tích được một số dẫn chứng tiêu biểu] -> Bài thơ nói đến vấn đề lẽ sống, khát vọng sống của con người nhưng không khô khan, giáo huấn bởi tất cả ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu đều rất chân thành, khiêm nhường, tha thiết.
Về nội dung: HS tập trung làm sáng rõ các ý sau:
– Chất muối thơ kết tinh trong tình yêu tha thiết cảnh sắc quê hương.
[Tập trung phân tích từ ngữ, hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế: bức tranh xuân tươi tắn, thơ mộng, mang đậm phong vị đất kinh thành. (phần đầu bài thơ)] – Chất muối thơ kết tinh trong cảm xúc tự hào về sức sống dân tộc.
[Chọn và phân tích được những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ nhằm ca ngợi những con người cụ thể làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân đất nước, ca ngợi sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc…(phần thứ hai của bài thơ)] – Chất muối thơ kết tinh trong ước nguyện được cống hiến cho đất nước những gì đẹp nhất của cuộc đời mình.
[Tập trung phân tích một số hình ảnh, từ ngữ (mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ
dâng,…), biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ …để thể hiện quan niệm sống đẹp, đầy trách nhiệm của một tấm lòng khao khát được dâng hiến, được sống có ích cho đời. (phần cuối của bài thơ)] -> Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là một cách sống mà còn là một quan niệm sống thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. Đặt trong hoàn cảnh sống của nhà thơ (được sáng tác trước khi mất không lâu) ta càng yêu quý, trân trọng hơn thái độ sống này của nhà thơ. Đây chính là thứ muối thơ của tác phẩm. Thứ muối được kết tinh từ một tinh thần lạc quan, một tâm hồn trong sáng và một tình yêu đất nước vô cùng thiết tha và sâu sắc.

2.3. Bàn luận

Khẳng định: chất muối thơ làm nên giá trị, sức sống của tác phẩm, mang lại cho bạn đọc nhiều bài học quý giá.

III – Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
– Rút ra bài học liên hệ..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *