I – Dạng câu hỏi nhận biết
a. Các dạng đề nhận biết:
– Xác định ngôi kể, vai kể
– Xác định tác giả, tác phẩm, HCST
– Xác định thể thơ
– Xác định phương thức biểu đạt
– Nhận diện kiểu câu
– Nhận diện từ loại, loại từ
– Xác định lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
– Xác định các hình thức ngôn ngữ
– Theo tác giả, theo văn bản…
– Nội dung chính
– Xác định phương thức liên kết
– Ý nghĩa nhan đề
1 – Xác định phương thức biểu đạt:
– Nghị luận
– Biểu cảm
– Tự sự
– Thuyết minh
– Miêu tả
2 – Xác định thể thơ:
– Lục bát
– Song thất lục bát
– Tứ tuyệt: Thất ngôn, Ngũ ngôn
– Thất ngôn bát cú Đường luật
– Tám chữ
– Bảy chữ
– Năm chữ
– Bốn chữ
– Tự do
3 – Xác định tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
– Văn học sau 1975:
Mùa xuân nho nhỏ – 1980
Nói với con – 1980
Ánh trăng – 1978
Sang thu – 1977
Viếng lăng Bác – 1976
Văn học chống Mĩ
– Những ngôi sao xa xôi – 1971
– Lặng lẽ Sa Pa – 1970
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính – 1969
– Chiếc lược ngà – 1966
Văn học xây dựng XHCN
– Đoàn thuyền đánh cá – 1958
– Bếp lửa – 1963
Văn học chống Pháp
– Làng – 1948
– Đồng chí – 1948
Văn học trung đại
– Truyện Kiều;
– Hoàng Lê nhất thống chí – TK XVIII-XIX
– Chuyện người con gái Nam Xương – TK XVI
4 – Xác định ngôi kể, vai kể
– Ngôi kể thứ nhất
– Ngôi kể thứ ba
– Vai kể phả vào các nhân vật hay vai người kể chuyện vắng mặt
5 – Nhận diện kiểu câu
– Phân loại theo cấu tạo:
Câu đơn
Câu ghép
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
– Phân loại theo mục đích nói
Câu cảm thán
Câu cầu khiến
Câu nghi vấn
Câu phủ định
Câu trần thuật
6 -Nhận diện từ loại, loại từ
Chỉ từ
Quan hệ từ
Tình thái từ
Thán từ
Trợ từ
Danh từ
Lượng từ
Động từ
Tính từ
Phụ từ
Đại từ, Số từ
7 – Xác định lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
Chuyển từ lời trực tiếp sang gián tiếp:
Bỏ dấu ngoặc kép => Chuyển từ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai sang ngôi thứ ba
Chuyển từ lời sang lời dẫn dẫn gián tiếp trực tiếp:
Cho vào dấu ngoặc kép => Chuyển từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, thứ hai
8 – Xác định các hình thức ngôn ngữ
Đối thoại
Hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người.
Độc thoại
Lời thoại được nói tiếng và nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng.
Độc thoại nội tâm
Lời thoại không được nói ra thành lời, giúp đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật.
9 – Ý nghĩa nhan đề
Có tính khái quát về nội dung, tư tưởng của văn bản.
Có thể là tên nhân vật chính, là một biểu tượng nổi bật.
Thể hiện cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm.
Đưa ra một “mã” biểu tượng => lôi cuốn người đọc tìm câu trả lời khi tiếp cận tác phẩm.
Ví dụ ý nghĩa nhan đề Đồng chí:
– Tiếng gọi thiêng liêng, chỉ những người có cùng chỉ hướng.
– Để có được tiếng gọi thiêng liêng ấy là cả một cuộc chuyển mình của dân tộc.
Cuộc đời nô lê tăm tối => Cuộc sống độc lập, tự do
Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhan đề là sự kết hợp của hai yếu tố:
– Bài thơ: sư nên thơ, lãng mạn; tiểu đội xe không kính: hiện thực trần trụi của cuộc chiến khốc liệt
Chất thơ của cuộc đời nảy nở từ chính hiện thực phũ phàng nhất
Nhan đề độc đảo này muốn nhấn mạnh Chất thơ của cuộc đời nảy nở từ chính hiện thực phũ phàng nhất
Phù hợp với phong cách thơ đậm chất đời thường, Sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc của Phạm Tiến Duật.
Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
– Hình ảnh trở thành biểu tượng thơ độc đáo
– “Ánh trăng” giàu ý nghĩa
– Ánh sáng của thiên nhiên nghĩa tình
– Ánh sáng của quá khứ ân tình, thủy chung với đất nước
– Ánh sáng của tâm hồn sâu thẳm trong mỗi con người
10 – Xác định phương thức liên kết
Phép lặp
Từ ngữ của câu trước (đoạn trước) lặp lại ở câu sau (đoạn sau).
Phép nối
Dùng các quan hệ từ để nối các
câu lai tạo nên sự liên kết.
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Các từ ngữ ở các câu có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hay cùng trường nghĩa
Phép thế
Thay thế các từ ngữ đứng trước bằng đại từ hay từ ngữ có nghĩa tương đương.
11- Nội dung chính
Cách thực hiện
Trả lời câu hỏi: Đoạn văn bản viết về điều gì? => Xác định từ khóa
12 – Theo tác giả, theo văn bản…
Theo tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, bó hoa to mà cô gái mang theo có xuất
xứ như thế nào?
Bó hoa cô gái mang theo là bó hoa anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn đã tặng cô khi cô và ông họa sĩ tình cờ tới thăm anh,
II. Các dạng đề thông hiểu
1. Tác dụng của biện pháp tu từ
2. Theo em, vì sao hiểu gì/ đồng ý hay không đồng ý?
3. Rút ra bài học thông điệp…
4. Tác phẩm nào cũng viết về đề tài/ chủ để.. sử dụng hình ảnh…
Ví dụ 1: Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã”
Tên và biểu hiện: Phép đối được SỬ dụng rất chỉnh
Sông – dềnh dàng
Chim – vội vã
Tác dụng nội dung:
Tạo nên bức tranh mùa thu với những nét vẽ trọn vẹn
Cảm nhận được sự chậm chạp của dòng sông → Cảnh chim vội vã
Tác dụng nghệ thuật: Tạo sự hòa hợp, đăng đối Tạo nhịp thơ cho bài thơ
Dạng câu hỏi Theo em, vì sao/ hiểu gì/đồng ý hay không đồng ý?
Học sinh có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý có tranh luận, nhưng phải giải thích rõ.
Ví du 2 : Vì sao trong hai câu thơ:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
tác giả lại dùng từ “ngọn lửa” mà không phải “bếp lửa”?
Trả lời:
Bếp lửa
Mang ý nghĩa cụ thể. Là bếp lửa bà nhóm lên bằng đôi tay tảo tần.
Ngọn lửa
Ý nghĩa cụ thể: ngọn lửa được tạo ra từ bếp lửa
Ý nghĩa biểu tượng, khái quát: ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa bà trao truyền và lan tỏa cho mọi người
Ví dụ 3:
Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích là cây lược có ý nghĩa như thế nào đối với ông Sáu mà trong giờ phút cuối cùng của đời mình, ông cũng chỉ nghĩ đến nó?
Trả lời:
Đó là lời hứa ông đã nói với con vào lúc chia tay.
Đó là cây lược dồn toàn bộ yêu thương của ông Sáu dành cho con.
Đó là cây lược như lời hẹn ước để được trở về bên con, cây của đoàn tu.