Cách viết đoạn văn nghị luận văn học

Hình thức

Phân biệt Đoạn văn và Bài văn

Cách thức:

Viết đoạn văn theo lối diễn dịch: Câu mở đoạn khái quát nội dung của toàn đoạn văn.

Viết đoạn văn theo lối quy nạp: Câu kết đoạn  khái quát nội dung của toàn đoạn văn.

Viết đoạn văn theo lối tổng phân hợp: Câu mở đoạn và kết đoạn đều khái quát nội dung của toàn đoạn văn.

Dạng đề:

1. THEO PHẠM VI NGỮ LIỆU

– Phạm vi văn bản trong sách giáo khoa
– Phạm vi đoạn trích trong để bài

2. THEO NHÂN VẬT ĐƯỢC PHÂN TÍCH
– Phân tích nhiều nhân vật
– Phân tích một nhân vật

3. THEO YÊU CẦU KHÁC CỦA ĐỀ BÀI

Ví dụ 1

Đề bài: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch để làm sáng tỏ tình cảm đồng đội được thể hiện
1. (…) trong đoạn trích đã cho.
2. (…) trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”.

PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU

Tình cảm đồng đội của Phương Định dành cho Nho, chị Thao
– Phương Định lo lắng cho hai người bạn;
– Cô lo lắng đến mức gắt vào máy;
– “Có gì lí thú đâu” nếu các bạn cô không về;
– Cô tin tưởng vào sự giúp đỡ của các anh cao xạ;
– Nghệ thuật.

Sự quan tâm của ba cô gái dành cho nhau
– Phương Định hiểu rõ về thói quen, sở thích của hai người bạn;
– Chị Thao biết Phương Định bị thương nên yêu cầu Phương Định ở nhà trực
máy;

– Phương Định, Thao chăm sóc Nho khi bị thương rất tận tình;
– Nghệ thuật.

Ví dụ 2:

Viết đoạn văn theo cách quy nạp phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai

(…) khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây cho đến trước khi nghe tin cải chính trong văn bản “Làng”.

GIỚI THIỆU VỀ PHẠM VI PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU

Hoàn cảnh nảy sinh đoạn trích
– Ông Hai vừa nghe những người tản cư từ dưới làng Chợ Dầu lên nói về việc làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây;
– Ông Hai len lén trở ra về.

Tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây
– Ông Hai yêu và tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến;
– Ông Hai nghe tin những người tản cư từ dưới làng Chợ Dầu lên nói về việc làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây.

Tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích
– Ông Hai nhìn lũ con, tủi thân, bật ra tiếng chửi;
– Ngờ ngợ vì biết rõ tinh thần làng Chợ Dầu;
– Băn khoăn về độ thực hư của tin;
– Kết luận cay đắng: làng Chợ Dầu chắc hẳn theo Tây.

Tâm trạng của ông Hai suốt thời gian làng Chợ Dầu bị nghi Việt gian theo Tây cho đến trước khi nghe tin cải chính

– Mới nghe tin: tê dại, cố hỏi lại độ thực hư của lời đồn;
– Về nhà: nửa tin nửa ngờ, rối bời;
– Mấy hôm sau: không dám nói chuyện với bà Hai, không dám ra ngoài gặp ai, nỗi sợ trở thành nỗi ám ảnh;
– Khi mụ chủ nhà đuổi khéo: nghĩ đến chuyện về làng rồi lại gạt đi,
– Tâm sự với thằng Húc để bày tỏ nỗi lòng.

Ví dụ 3:

Đề bài : Viết đoạn văn theo cách diễn dịch phân tích vẻ đẹp của
(…) nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”.
(…) nhân vật con người lao động trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”

PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU

Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên Lí tưởng sống cao đẹp;
– Thạo nghề, yêu nghề;
– Đời sống tinh thần phong phú; Thái độ sống tích cực, hòa đồng, khiêm tốn, lạc quan.

Vẻ đẹp của nhân vật con người lao động ở Sa Pa
– Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên;
– Vẻ đẹp của các nhân vật khác: anh bạn làm công tác khí tượng trên đỉnh Phan-xi-păng; anh kĩ sư vườn rau; ông kĩ sư nghiên cứu sét; bác lái xe;…
– Những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước.

Ví dụ 4:

Đề bài: Cho đoạn trích từ
“Bỗng nhận ra hương ổi”
cho đến
“Vắt nửa mình sang thu”
Viết đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ:

(…) sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
(…) bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.

PHÂn TÍCH NGỮ LIỆU
Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về bức tranh sang thu
– Nhận ra hương vị quen thuộc và mới lạ ;
– Nhận ra sự vận động của gió, sương, sông, cánh chim, đám mây
Thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối trước sự xuất hiện của mùa thu -“hình như”.

Lưu ý: Luôn phân tích từ cảm nhận của nhà thơ.

Bức tranh thiên nhiên sang thu
– Hình ảnh về mùa thu vừa quen thuộc vừa mới mẻ:

+ Hương vị;
+ Sự vận động của gió, sương, dòng sông, cánh chim, đám mây;
– Đường nét: Có mà như không, thực mà như hư;
– Bố cục: không gian vũ trụ rộng lớn; không gian thân thuộc;

Lưu ý: Luôn tái hiện bức tranh thiên nhiên.

Bài làm tham khảo:

Hai khổ đầu của bài thơ Sang thu đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những chuyển biến trong không gian lúc giao mùa. “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se”, miêu tả những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu, tác giả không nói tới hương cốm mới, những con đường trải đầy lá vàng hay những cánh sen tàn sau một mùa tỏa hương khoe sắc mà Hữu Thỉnh đã tập trung vào hương ổi, một mùi hương thật độc đáo và ấn tượng. Đối với Hữu Thỉnh, hương ổi khiến ông nhớ tới những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp trước mùa thu, nhớ tới những đứa trẻ bên triền ổi chín ven đê. Những cơn gió heo may của mùa thu đã đưa hương ổi đi khắp những con đường ngõ xóm, tạo nên không khí trong lành, thoang thoảng hương ổi. Từ “bỗng” cho ta thấy cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng của tác giả. Từ láy “chùng chình” gợi cho ta cảm giác chậm chạp, thong thả. Từ đó ta thấy làn sương như giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm, tạo nên không gian trong lành, huyền ảo của mùa thu. Từ “hình như” gợi cho ta sự phỏng đoán, không chắc chắn, hơn thế nữa, đó là xúc cảm bâng khuâng ngỡ ngàng của tác giả trước thời khắc giao mùa nhẹ nhàng, thuần khiết.

Sang khổ thơ thứ hai, tác giả đã hướng đến những dấu ấn mùa thu ở không gian rộng lớn hơn- không gian vũ trụ. Dưới mặt đất, dòng sông vào mùa thu dềnh dàng thong thả, chậm rãi, không còn cuồn cuộn như mùa hạ nữa. Và dường như bắt được tín hiệu đó của dòng sông, trên bầu trời, những cánh chim đã vội vã tìm nơi trú ẩn cho mùa đông sắp tới. Hai câu thơ tạo nên hai vế của một câu đối, rất hòa hợp, hòa điệu. Nếu tâm hồn nhà thơ không nhạy cảm, ông hẳn không nhận ra được những những nét giao hòa đầy thú vị đó của thiên nhiên. Đoạn hai kết thúc bằng hình ảnh thơ rất giàu hình ảnh “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. Một đám mây mùa hạ bồng bềnh trôi, đó là điều mà tất cả chúng ta đều bắt gặp. Nhưng để nhìn thấy, cảm thấy một sự chuyển động tinh tế, duyên dáng khi đám mây ấy “vắt nửa mình sang thu” thì phải là một tâm hồn rất đỗi nhạy cảm, rất đỗi tinh tế. Hình ảnh thơ độc đáo nhờ động từ “vắt”, gợi nên dáng đẹp của bước chân thời gian đi qua ranh giới đôi mùa vừa mềm mại, nhẹ nhàng, vừa lưu luyến, vấn vương. Tóm lại, với cách cảm nhận vô cùng tinh tế, cùng với việc sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh thơ giàu sức gợi, Hữu Thỉnh thật sự đã tạo nên một bức tranh thật đẹp về thiên nhiên lúc sang thu.

ĐIỂM BỔ SUNG

Liên hệ, mở rộng ý

Liên hệ, so sánh với một số bức tranh mùa thu trong văn học (“Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu)).

Sử dụng từ ngữ

– Sử dụng từ nối để đảm bảo trật tự.

– Sử dụng các từ mang tính chính luận cao, các từ giàu hình ảnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *