Hướng dẫn làm văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích

– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm.
– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
– Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN T (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

Đề 1: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du.

Đề 2: Phân tích tác dụng của việc xây dựng tình huống trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN TRONG TÁC PHẨM TRUY (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

– Chủ đề
– Nhan đề
– Nhân vật
– Sự việc
– Tình tiết (hoặc chi tiết đắt giá)
– Tình huống truyện
– Giá trị nội dung (hiện thực, nhân đạo…)
– Giá trị nghệ thuật (xây dựng tình huống, nhân vật, sử dụng ngôi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lí, sử dụng ngôn ngữ…)

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

Đề phân tích

– Phân tích tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc tình tiết…)

– Rút ra nhận xét, đánh giá về tác phẩm.

Đề suy nghĩ
– Nhận xét, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, một góc nhìn nào đó.

-Làm sáng tỏ những nhận xét, đánh giá đó.

Đề bài của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường yêu cầu: Trình bày những cảm nhận, đánh giá phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải qua phân tích chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể.
– Kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích…)

II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỆ TÁC PHẠM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

1 Tìm hiểu đề và tìm

2 Lập dàn bài

3 Viết bài

4 Đọc và sửa chữa

Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề
– Kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
– Vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai
– Phạm vi nghị luận: tác phẩm Làng của Kim Lân
b. Tìm ý
Đặt các câu hỏi
Đưa ra hướng trả lời các câu hỏi đó một cách ngắn gọn

– Câu hỏi tìm ý:

1. Điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai là gì?

Tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước.

2. Biểu hiện của điểm nổi bât đó?

– Tình yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai xuyên suốt toàn truyện:

– Tâm trạng nhớ làng và sự quan tâm tới kháng chiến trước khi nghe tin làng lập tề theo Tây

– Tâm trạng khi nghe tin dữ về làng

– Niềm vui khi tin đồn được cải chính

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

– Đặt nhân vật trong tình huống thử thách

– Miêu tả tâm lí nhân vật

– Hình thức ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm)

4. Đánh giá về điểm nổi bật

– Tình cảm yêu nước bao trùm lên tình cảm làng quê, tình cảm làng quê làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương đất nước.

– Đây là chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng.
– Giới thiệu về nhân vật ông Hai và nêu suy nghĩ chung về nhân vật.
2. Thân bài:

Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
a. Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện
– Tình cảm của ông Hai đối với làng với nước trước khi nghe tin làng theo Tây
– Tâm trạng đau đớn tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây
– Niềm vui khi tin đồn về làng được cải chính.
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai
c. Đánh giá
– Lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai
– Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
3. Kết bài:
Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật.
Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.

Bước 3: Viết bài

a. Hướng dẫn viết mở bài
MỞ BÀI 1:
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu làng, lòng yêu nước của người nông dân. Ai đến với “Làng”, chắc khó quên được ông Hai – một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
Đi từ khái quát đến cụ (tác giả → tác phẩm → nhân vật)

MỞ BÀI 2:
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế.
Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết
MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI KHÁC
Từ câu thơ, câu danh ngôn liên quan đến vấn đề nghị luận, dẫn dắt đến vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
– Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Đỗ Trung Quân, Quê hương)
– Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. (Gaxun Gamzatốp).
Từ những lí luận văn học để dẫn dắt đến vấn đề nghị luận.
Ví dụ: vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự.

Bước 3: Viết bài

b. Hướng dẫn triển khai thân bài:
Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
a. Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện
– Tình cảm của ông Hai đối với làng với nước trước khi nghe tin làng theo Tây.
+Nhớ làng, nhớ những ngày tham gia kháng chiến
+Theo dõi tin tức kháng chiến
– Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
+ Khi mới nghe tin
+ Khi về đến nhà
+Những ngày sau
+ Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi
+Khi trò chuyện với con trai
– Niềm vui khi tin đồn về làng được cải chính.
+ Niềm vui sướng
+ Khoe nhà bị đốt
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai
– Đặt nhân vật trong tình huống thử thách
– Miêu tả tâm lí nhân vật
– Hình thức ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm)
c. Đánh giá về lòng yêu làng và yêu nước của ông Hai
– Tình cảm yêu nước bao trùm lên tình cảm làng quê, tình cảm làng quê làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương đất nước.
– Đây là chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Triển khai một nội dung trong thân bài

Xác định mục tiêu: Chỉ ra được diễn biến tâm trạng ông Hai

Nhận xét chung: Đoạn văn kể về cuộc trò chuyện giữa ông Hai và con trai đã thể hiện một cách chân thành và cảm động nỗi lòng sâu xa bền chặt của người nông dân chất phác này đối với làng quê, với kháng chiến và đất nước.

Dẫn chứng, phân tích, bình luận, đánh giá:

– Ông hỏi con “Nhà con ở đâu? ” cũng là để khắc ghi cái tên làng chợ Dầu trong tâm khảm, gợi nhắc con về nơi chôn rau cắt rốn, về tình cảm cội nguồn thiêng liêng.

– Ông lại hỏi con “Thế con ủng hộ ai? ” Lời đứa bé rành rọt “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” khiến ông lão vô cùng xúc động “nước mắt chảy ròng ròng hai bên má.” Ông nói với con mà như khẳng định với chính mình: “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ!”

– Những lời độc thoại nội tâm: “Anh em ….cụ Hồ trên đầu” như lời thề thiêng liêng.

– Nghệ thuật: Sử dụng đối thoại mang tính chất độc thoại, kết hợp với độc thoại nội tâm

c. Hướng dẫn viết kết bài
Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực, thú vị, bằng nghệ thuật miêu tâm lí sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu thiết tha, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc. Khái quát sức hấp dẫn của nhân vật Khẳng định ý nghĩa, sức sống của nhân vật.

MỘT SỐ CÁCH KẾT BÀI KHÁC
Từ câu thơ, câu văn, câu danh ngôn liên quan đến vấn đề nghị luận để khẳng định vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (I-li-a Ê-ren-bua)
Từ lí luận văn học để khẳng định sự sáng tạo độc đáo của nhà văn và sức sống của tác phẩm
Ví dụ: mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, nhà văn và quá trình sáng tạo…
Từ so sánh để thấy được điểm giống nhau cũng như nét riêng biệt của nhân vật, sự việc…
Ví dụ: so sánh nhân vật ông Hai với nhân vật lão Hạc, chị Dậu…

II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Nhận xét sự giống nhau và khác nhau của các đề văn sau:

Đề 1: Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con trong đoạn trích Chiếc lược ngà (SGK Ngữ văn 9, tập 2).

Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, tập 2).

Đề 3: Cảm nhận về chi tiết vết thẹo trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, tập 2).

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn | 9, tập 2).

Giống nhau
– Đều là đề nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
– Phạm vi dẫn chứng: đoạn trích Chiếc lược ngà (Ngữ văn 9, tập 2)

Khác nhau
– Vấn đề nghị luận khác nhau

– Mệnh lệnh khác nhau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *