Nhận định 1
Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bóng hoa giàu hương sắc, như bầu trời thiếu vắng những vì sao, không có Huygô, Bandắc, Puskin, Victor Hugo, Mạc Ngôn, hay Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm,… nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được “giọng nói của riêng mình” như một kiểu “vẫn chữ” riêng biệt. Và đó chính là “điều còn lại đối với mỗi nhà văn”, điều làm nền vị trí của họ trong lòng người đọc.
Nhận định 2
“Thơ hay giống như người con gái đẹp, cái để làm là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh. Nhan sắc của thơ là chữ nghĩa, tấm lòng thi nhân mới là đức hạnh của thơ.” Qua việc đi tìm hiểu tác phẩm… ta thấy nhận định trên lại càng khẳng định được giá trị lâu bền của tác phẩm trong lòng bạn đọc.
Nhận định 3
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Nhận định 4
Mỗi câu chữ chảy ra dưới ngòi bút của thi nhân đều là “kì quan” tuyệt diệu nhất” của trái tim.
Nhận định 5
Nhà thơ Hoàng Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”.
Nhận định 6
Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Nhận định 7
A. Muýt-xe khẳng định: “Hãy gõ vào tim anh, thiên tài là ở đó”.
Nhận định 8
Marcell Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.
Nhận định 9
“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.
(Voltaire)
Nhận định 10
Thơ là Thánh ca của trái tim người thi sĩ, là khúc nhạc lòng rung ngân dưới ngùi bút của thi nhân. (Đỗ Đức Anh)
Nhận định 11
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sau sắc trong trường đời.
Nhận định 12
Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt?, Lưu Trọng Lư cho rằng : “Sự sống phải được chắc lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được “tập trung” cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dầu xanh phải biến thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. Sự thực phải được sáng tạo, phải nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự sống”.
Nhận định 13
“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…”
(Phương Lựu)
Nhận định 14
Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. [Maxin Malien]
Nhận định 15
Và tôi cũng tin có hàng triệu câu chuyện được viết ra dưới vòm trời này, chúng lẩn khuất đâu đó ở những xứ sở xa xôi, với những người đọc ít ỏi của mình, trong những tiểu vùng ngôn ngữ, nhưng chúng vẫn ở đó, không chờ đợi được tưởng thưởng hay vỗ về, chúng ở đó vì người viết chúng không thể và không muốn quay lưng lại với lời thì thầm: “Bạn hãy kể câu chuyện này ra, nó sinh ra là dành cho bạn, không phải sao?”. – Diễn Văn Nguyễn Ngọc Tư đọc tại Đức
Nhận định 16
Viết là một hành trình nhọc nhằn, một sự lựa chọn chữ
nghĩa một cách đầy cẩn trọng, khó khăn, nặng nề và dằn vặt. Đó là một quá trình lao động sáng tạo miệt mài, đam mê và đầy trân trọng. Đó cũng là một sự giải tỏa và thể nghiệm đề văn chương hòa vào cuộc sống của chính mình.
– Nguyễn Ngọc Tư trải lòng đầy chân thành và nhẹ nhàng về nghề văn
Nhận định 17
Là một người đọc có tâm, phải nhận ra nét duyên trong câu chữ của tác giả, cảm được cái nhân hậu của người viết. Khi đó, gấp sách lại, có thể nhoẻn cười sung sướng, hoặc ứa nước mắt vì rung cảm tận đáy lòng. Và ngay cả khi ta khóc, ta vẫn thấy nước mắt của mình thật trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà nhà văn/ nhà thơ… mang đến cho người đọc chúng ta.
Nhận định 18
Những dòng chữ ấy của…, rất sớm, đã mang tôi ra khỏi lòng giếng chật chội. Và vào giây phút tôi nhận ra bầu trời thật rộng lớn nhường nào, tôi ngộp thở. Tôi tưởng rằng mình vừa trải qua giây phút đốn ngộ của tâm hồn khi đọc….
Nhận định 19
Lê Đạt: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”. Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió. Như ảnh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường. tuyệt lỗ. bị cái ác hoặc số phận đen
Nhận định 20
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình.”
Nhận định 21
Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nền thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)
Nhận định 22
Có ai đó đã từng nói rằng: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước, đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Ngày ngày, tiếng sóng thủy triều vẫn luôn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với trang thơ. | Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi, khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mát muôn cây. Bởi lẽ vậy thơ ca phải gắn mình vào nguồn mạch cuộc sống, phản ánh cuộc đời thông qua sáng tạo nghệ thuật song sự phản ánh ấy không phải là ghi chép máy móc mà là quá trình trải nghiệm, chọn lọc, hư cấu của người nghệ sĩ. …. đến với thơ ca cũng vậy, … trải qua biết bao “nắng gió cuộc đời” để góp nhặt vào trang thơ .
Nhận định 23
Cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời ẩn chứa muôn vạn những mảng màu, từ đẹp đẽ đến xấu xa, từ tháp ngài nguy nga đến túp lều giản dị. Đặc biệt là thế giới tâm hồn của con người lại càng phong phú, phức tạp hơn. Vì vậy, có những điểm mù, những vùng trời, những vẻ đẹp mà chẳng có một ngôn ngữ nào, không có một loại hình nào có thể miêu tả cho vẹn toàn. Nghệ thuật khao khát được vẽ trọn một khung cảnh kì diệu lên trang giấy, văn học cũng muốn múa bút mà viết nó thành văn. Có những khoảnh khắc nghệ thuật rơi vào nỗi bất lực bởi chẳng thể phản ánh được cái hình sắc “nguyên bản” nhất. Nhưng nghệ thuật không từ bỏ, văn học cũng chẳng buông xuôi vì tác phẩm nghệ thuật luôn có sứ mệnh chở đi những tư tưởng lớn của người nghệ sĩ, của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống.
Nhận định 24
Nghệ thuật không đứng bên ngoài tô vẽ cho chúng ta đường đi. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải bước lên đường ấy.
(Nguyễn Đình Thi)
Nhận định 25
Có ai đó đã từng ví mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi loài chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra được một giọng hót, một hương thơm riêng của mình. Bởi lẽ, điều còn lại đối với mỗi nhà văn, chính là giọng nói ríu rít của riêng mình.