Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hướng dẫn làm bài

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Nêu vấn đề: những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng về tình cảm bà cháu và suy tưởng của nhà thơ.

2. Giới thiệu đoạn trích

– Trong dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành từ nơi cuộc sống trăm màu, no ấm, hạnh phúc: Hình ảnh người bà đôn hậu, cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện hàm súc qua hình ảnh:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

– Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa niềm tin, hạnh phúc: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ …/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

– Bảy câu thơ tiếp nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa.

– Bảy dòng thơ tiếp: “Bếp lửa bà nhen là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ “nhóm bếp lửa” “nhóm nồi xôi”,… bốn lần vang lên đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Cảm xúc: niềm thành kính và biết ơn vô hạn của cháu dành cho bà.

– Nhận xét:

+ Tác giả viết bài thơ này khi đang đi du học, xa quê, xa bà. Hình ảnh gắn với bếp lửa trong kí ức và hiện tại tạo nên biểu tượng thống nhất: bà luôn luôn trong trái tim cháu.

+ Bài thơ đã nói lên thật xúc động tình cảm gia đình thắm thiết, sâu nặng.

3. Đánh giá chung

– Tác giả đã sử dụng ngôn tự mộc mạc, giản dị, hàm súc.

– Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

– Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh,…

– Bài thơ đã khắc họa thành công tình cảm bà cháu đẹp đẽ, xúc động, thiêng liêng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *