Tổng hợp mở bài áp dụng LLVH cho văn 9

Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Thật vậy, nhiều bạn trẻ thường gặp khó khăn trong việc mở đầu bài văn của mình. Một mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo. Và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao. Sau đây là một vài cách mở bài ấn tượng cho văn 9 để giúp mọi người tạo ấn tượng mạnh mẽ với giám khảo

Tóm tắt nội dung

Toggle

1. Đồng Chí

Như một quy luật tất yếu của văn chương nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi là một cây non èo uột, không mang trên mình những cành cây săn chắc, những chiếc lá xanh tươi phơi phới dưới ánh mặt trời. Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực của cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu, neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. Chính Hữu với thi phẩm “Đồng Chí” đã thành công theo một cách như thế. Bằng “hạt bụi vàng mà đời rơi vãi”, nhà thơ đã thành công khắc họa một thời đại kháng chiến chống Pháp và hào hùng của lịch sử Việt Nam, ở đó hiện lên vẻ đẹp của người chiến sĩ được lãng mạn hóa bằng lăng kính của một tâm hồn nghệ sĩ, mà tiêu biểu là qua…

2. Viếng Lăng Bác

Chàng trai Samet trong tác phẩm của Pautovsky đã phải lăn lộn khắp muôn nẻo đường đời, gom bụi quý để tạo thành bông hồng vàng giá trị. Samet thì gom bụi quý còn nhà thơ gom chữ ở đời để viết nên trang. Có lẽ thơ ca chính là những bông hồng vàng được hun đúc từ trải nghiệm, từ nguồn cảm xúc dạt dào nhất, thiêng liêng nhất của trái tim người thi sĩ. Thơ là máu, là nước mắt, là sự khúc xạ của cuộc đời thi nhân khi đã trải qua bao nhiêu cay đắng ngọt bùi, cũng bởi vậy mà “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương hiện lên trong con mắt của độc giả mới thật da diết và đau đớn, nỗi đau về cái ngày hồn thiên của dân tộc mất đi bóng thiên nguyệt. Điều đó đã được khắc họa qua…

3. Những ngôi sao xa xôi

Thuận theo dòng chảy vô thủy vô chung của nó, vạn vật đều nhòa dần, và nằm yên nơi bóng đêm như chiếc lá tịnh lại nơi cội cây. Duy có nghệ thuật nói chung và những thiên truyện ngắn hay nói riêng là còn sống mãi. Vì truyện ngắn, bản thân nó là “một cách cưa lấy một khúc của đời sống”, là sự kết tinh của những tâm hồn đa cảm, những khối óc miệt mài và những trái tim ấm nóng – những nhà văn chân chính. Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nữ nhà văn Phương Định chỉ đơn thuần viết về hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong thôi mà lại có thể gieo vào lòng ta những xúc cảm thật sâu lắng, trân quý về những con người nơi sa trận đầy gian nguy. Điều đó đã được văn sĩ khắc họa thông qua hình tượng nhân vật Phương Định – “cô hoa hậu trong làng bom đạn”.
? Xem thêm:

  • Hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ “Đồng chí”
  • Phân tích nhân vật Phương Đinh qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
  • Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *