Gọi những người cầm bút là nhà văn, nhà thơ bởi không chỉ họ là người biết viết những câu văn, dòng thơ hoa mĩ, bóng bẩy mà mấu chốt là ở khả năng biết quan sát và…

a) Giới thiệu vấn đề nghị luận

b) Giải thích

-“Người cầm bút”: là những người sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị; không phải ai cầm bút viết cũng trở thành nhà văn, nhà thơ;

– “những câu văn, dòng thơ hoa mĩ, bóng bẩy”: Là những câu văn, dòng thơ với ngôn từ đặc sắc gợi những hình ảnh đẹp, gợi cảm, lãng mạn, thi vị, giàu giá trị thẩm mĩ.

– “mấu chốt là ở khả năng biết quan sát và cảm nhận được những điều bí ẩn trong đời sống tâm hồn và đời sống xã hội của con người: Khẳng định điều quan trọng, cốt lõi trong sáng tác là phản ánh sâu sắc những cung bậc cảm xúc trong chiều sâu tâm hồn con người và hiện thực đời sống xã hội mà không thể cảm nhận bằng trực quan.

=> Ý kiến đề cao vai trò và sự sáng tạo của nhà văn trong sáng tác văn chương; nhà văn, nhà thơ không chỉ có khả năng xây dựng những hình ảnh đẹp, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người đọc mà còn có những phát hiện mang chiều sâu của nhận thức, khơi gợi ở người đọc những khám phá thú vị về tâm hồn con người và đời sống xã hội.

c) Bình luận – chứng minh

*Lí luận chung: Vai trò của nhà văn, nhà thơ và quá trình sáng tạo

– Sáng tạo ngôn từ: khả năng sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật; đặc trưng của ngôn từ là tính mơ hồ, đa nghĩa, võ đoán nên tác phẩm văn học là “văn bản mở” vừa là những câu văn, dòng thơ hoa mĩ, bóng bẩy – con chữ bề mặt văn bản đang nằm im – vừa là điều bí ẩn – hệ thống tư tưởng, quan điểm, cái nhìn, ý nghĩa … không chỉ xuất hiện trong quá trình sáng tác mà tiếp tục được sáng tạo, tái sinh trong quá trình tiếp nhận.
Văn thơ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống:

+ Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ đời sống; hiện thực đời sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn, nhà thơ có sức gợi, sức lay động hơn hiện thực đời sống;

+ Nhà văn, nhà thơ giúp người đọc nhận thức được quy luật của hiện thực và chân lý đời sống qua tác phẩm, qua khả năng biết quan sát và cảm nhận được những điều bí ẩn trong đời sống tâm hồn và đời sống xã hội của con người; chuyển tải tư tưởng lớn lao; khơi mở, thức tỉnh, tác động đến tâm hồn người đọc, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào cuộc đời, vào con người, vào thế giới; hướng con ngưới tới những giá trị Chân -Thiện – Mĩ.

* Chứng minh:

+ Nhà văn, nhà thơ là người biết viết những câu văn, dòng thơ hoa mĩ, bóng bẩy: thí sinh phân tích các tác phẩm phù hợp để làm rõ vẻ đẹp của ngôn từ hình tượng trong các tác phẩm thơ hoặc văn xuôi

+ Nhà văn, nhà thơ có khả năng biết quan sát và cảm nhận được những điều bí ẩn trong đời sống tâm hồn và đời sống xã hội của con người: Thí sinh phân tích tác phẩm để khẳng định nhà văn đã phát hiện, khơi gợi được chiều sâu trong đời sống tâm hồn tình cảm của con người và những hiện thực độc đáo, đa chiều của đời sống xã hội, đem đến cho người đọc những khám phá thú vị khi tiếp tiếp nhận tác phẩm

d) Đánh giá- mở rộng

– Ý kiến trên nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật: xây dựng được những hình tượng đẹp, gợi ý nghĩa sâu và chuyển tải những tình cảm mãnh liệt, tư tưởng sâu sắc, đúng đắn
– Đặt ra những yêu cầu trong tiếp nhận văn học: người đọc bằng “tầm đón đợi” riêng sẽ kiến thành một tác phẩm mang tính chủ quan nên người đọc quyết định sự sống và sức sống của văn bản, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học.

e) Khái quát lại vấn đề nghị luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *