Mở bài
Dẫn dắt
– Vị trí và phong cách thơ Tố Hữu
– Đề tài
– Nhận định
“Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.”
(Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)
“Tôi yêu đất nước tôi, dân tộc tôi và tôi nói về họ như về một người tình… ( Tố Hữu, Trích bài nói chuyện với nhà nghiên cứu văn học người Pháp- Pierre Emmanue)”
Giới thiệu vấn đề
– Thiên nhiên gần gũi thân thuộc, thơ mộng và trữ tình, con người gian khó mà nghĩa tình
– Trích dẫn đoạn thơ
Thân bài
Giới thiệu chung
* Tác giả Tố Hữu:
– Lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, nhà thơ lớn của Thơ ca Việt Nam hiện đại
– Thơ Tố Hữu kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và cách mạng
* Bài thơ Việt Bắc:
– Đỉnh cao của đời thơ Tố Hữu, thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Pháp .
– 1954, nhân cuộc chia tay lớn – cuộc chia tay lịch sử Khúc hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến, con người kháng chiến
* Đoạn thơ: Từ câu 25 đến câu 36, nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc trào dâng trong lòng người
Cảm nhận thiên nhiên và con người Việt Bắc
* Cảnh và Tình Việt Bắc đằm sâu trong nỗi nhớ của người đi
– Nỗi nhớ đắm say, mãnh liệt dành cho thiên nhiên và con người Việt Bắc: So sánh độc đáo “Nhớ gì như nhớ người yêu” thể hiện sắc thái đặc biệt của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ của một tình nhân lớn.
– Cảnh và người Việt Bắc sống dậy, ùa về trong nỗi nhớ trào dâng da diết: điệp từ “nhớ từng”, “nhớ” Cảnh và người Việt Bắc chính là một tình nhân lớn trong lòng người đi
* Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc gần gũi thân thuộc, thơ mộng và trữ tình.
Thiên nhiên gần gũi thân thuộc:
+ Thiên nhiên gắn liền với nhịp sinh hoạt hàng ngày của con người: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya…
+ Thiên nhiên gắn bó với những gì thân thương nhất: tình yêu, cuộc sống lao động, bản làng, những địa danh thân thuộc…
– Thiên nhiên thơ mộng và yên bình hiện lên trong nhiều thời gian, không gian khác nhau: “trăng lên đầu núi”,“nắng chiều lưng nương”,“bản khói cùng sương”. Bút pháp chấm phá gợi được nét thần thái nhất của thiên nhiên Việt Bắc trong nhiều khoảnh khắc khác nhau. Khoảnh khắc nào cũng đẹp. Khoảnh khắc nào cũng thơ mộng yên bình.
– Thiên nhiên hiền hòa và trữ tình lưu dấu ân tình cách mạng: “rừng nứa bờ tre”, “ngòi Thia”, “sông Đáy” “suối Lê”.
* Hình ảnh con người Việt Bắc gian khó mà nghĩa tình.
– Bóng dáng người thương tảo tần: người thương đi về trong“sớm khuya”, đi về bên “bếp lửa”. Hình ảnh con người Việt Bắc tảo tần chăm chút tổ ấm gia đình, gìn giữ nâng niu sự sống yêu thương đã níu lòng người đi.
-Ta – mình thương nhau sẻ chia trong gian khó: cách gọi đối xứng mình đây ta đó chất chứa bao gắn bó keo sơn; thành ngữ đắng cay ngọt bùi đúc kết bao tâm tình; những hình ảnh cụ thể“chia củ sắn lùi”,“bát cơm sẻ nửa”,“chăn sui đắp cùng” đong đầy bao ân tình, hai chữ “thương nhau” lắng đọng bao nghĩa tình.
– Hình ảnh người mẹ vất vả lam lũ, chịu thương, chịu khó
Đánh giá chung
– Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên và con người Việt Bắc: nghệ thuật đối xứng, bút pháp chấm phá của thơ ca cổ điển kết hợp với ngôn ngữ hình ảnh mang đậm dấu ấn của thơ ca dân gian.
– Thiên nhiên thơ mộng và trữ tình, con người ấm áp và ân tình hòa quyện trong nỗi nhớ của người đi đã làm nên những giai điệu thương nhớ thiết tha rất riêng cho bản tình ca về Việt Bắc của nhà thơ. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong đoạn thơ đã thể hiện được chất trữ tình chính trị, màu sắc dân tộc đậm đà của phong cách thơ Tố Hữu.
Kết bài
Khái quát vấn đề
– Đoạn thơ là một khúc tình ca đắm say và da diết về thiên nhiên và con người Việt Bắc tươi đẹp và nghĩa tình.
Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm
– Thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và con người của quê hương đất nước qua thơ của Tố Hữu.