Mở bài
Dẫn dắt
– Vị trí, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
– Đề tài con người lao động
Nhận định
– “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật.” (Nguyễn Đình Thi)
– “Tôi cũng tự thấy mình là một con người đi tìm vàng quanh sông Đà, đi tìm thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc, nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền. ”(Nguyễn Tuân)
Thân bài
Giới thiệu chung
* Tác giả Nguyễn Tuân:
– Là một nghệ sĩ lớn, đặc biệt có sở trường về tùy bút
– Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác
* Tác phẩm“Người lái đò Sông Đà”:
– Tùy bút xuất sắc in trong tập Sông Đà (1960)
– Là thành quả của chuyến đi đầy gian khổ và hứng thú của Nguyễn Tuân lên miền Tây Bắc xa xôi
– Tác phẩm là áng văn đẹp ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc .
Cảm nhận ông lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ
* Hoàn cảnh xuất hiện: cuộc chiến đấu với con sông hung dữ
– Ông lái đò phải điều khiển con thuyền vượt qua quãng sông Đà với “đủ tướng dữ quân tợn”. Đó là cuộc thủy chiến cam go và ác liệt của con người lao động trên chiến trường sông Đà.
– Cuộc chiến đấu sinh tử “giành lấy sự sống từ tay những cái thác”chính là thử thách làm sáng lên | những vẻ đẹp đáng quý – “chất vàng mười” của ông lái đò.
* Vẻ đẹp của ông lái đò
Vẻ đẹp trí dũng tuyệt vời của một anh hùng trên sông nước
+ Trầm tĩnh và bản lĩnh, mạnh mẽ và kiên cường trước |những “miếng đòn độc hiểm” của sóng nước sông Đà: “cổ nên vết thương”,“hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, “tỉnh táo chỉ huy ngắn gọn”.
+ Quyết định đầy quyết đoán và mưu trí:“Cưỡi lên thác sông Đà là phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”.
+ Động tác chính xác và dứt khoát, mạnh mẽ và quả cảm: nắm chặt lấy bờm sóng”,“ghì cương lái”,“lái miết một đường chéo”, “phóng nhanh vào cửa sinh”.
=> Vẻ đẹp trí dũng tuyệt vời của ông lái đò mang đậm dấu ấn của một cái tôi lãng mạn say mê những vẻ đẹp đặc tuyển, độc đáo, khác thường.
Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh
+ Phong thái ung dung, tự do làm chủ sông nước:“nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”; “thuộc lòng quy luật phục kích của lũ đá …”.
+ Tay chèo linh hoạt và phóng khoáng: khi mềm mại, uyển chuyển (đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo), lúc mạnh mẽ và dứt khoát (đứa thì ông đè sấn lên, chặt đôi ra để mở đường tiến).
+ Tài điều khiển con thuyền đạt đến điêu luyện, tay lái đã “ra hoa” khi đưa con thuyền vượt sóng thác: động từ “ vút” lặp lại, so sánh độc đáo “ thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước…”.
+ Những sinh hoạt đời thường mang đậm chất nghệ sĩ: “đốt lửa trong hang”, “nướng ông cơm lam”, “bàn tán về cá anh vũ dầm xanh, những hầm cá, hang cá…
=> Hình ảnh ông lái đò thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn luôn say mê vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
– Vẻ đẹp giản dị và bình tâm của con người lao động hàng ngày vật lộn với sông nước
+ Không có tên => Nhân dân lao động đông đảo, vô danh
+ Công việc: lái đò trên sông Đà => công việc bình dị
+ Tâm thế sau khi vượt qua ba trùng vi thủy thạch trận: “chẳng ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn”=>Sự giản dị và bình tâm đáng quý trọng.
=> Hình ảnh ông lái để đánh dấu hành trình tìm về với cái Đẹp có thật hôm nay của một cái tôi yêu đất nước mình, yêu nhân dân mình.
Cảm nhận ông lái đò trong cuộc vượt thác
*Nghệ thuật thể hiện hình ảnh ông lái đò trong cuộc chiến đấu với sông Đà hung dữ
– Sử dụng hiệu quả sự phóng khoáng, linh hoạt của thể văn tùy bút để nhân vật hiện lên chân thực tự nhiên.
– Huy động tri thức uyên bác, sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật. Phát huy sự tài hoa của ngòi bút trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, trong liên tưởng tưởng tượng để thăng hoa cùng vẻ đẹp của nhân vật
Đánh giá chung
– Nếu sông Đà là một kì công của tạo hóa thì ông lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ chính là một kì tích lao động của con người. Đó là hiện thân của cái Đẹp nơi con người lao động vô danh khuất nẻo thượng ngàn.
– Hình ảnh ông lái đò không chỉ bộc lộ tình yêu say đắm, thiết tha của một người nghệ sĩ nặng tình với nhân dân, đất nước mà còn khẳng định sự tài hoa uyên bác của một cây bút bậc thầy.
– Hình ảnh ông lái đò cũng đã bộc lộ sự vận động trong cách nhìn con người, trong quan niệm về nghệ sĩ của Nguyễn Tuân trên hành trình đi tìm và kiến tạo cái Đẹp
Kết bài
Khái quát vấn đề
– Hình ảnh ông lái đò là một trong những vẻ đẹp quý giá của “chất vàng mười” nơi con người lao động Tây Bắc .
Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm
– Thêm yêu và tự hào về con người, đất nước. Trân trọng và yêu quý những con người lao động bình dị đang góp mình làm đẹp cho đất nước.
- So sánh liên hệ mở rộng tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của sông Đà trong hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà”
- Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà”
- Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, từ đó nhận xét cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân
- Người lái đò sông Đà – Vẻ đẹp của một dòng sông chữ
- Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà