Liên hệ mở rộng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

1. Tác giả, tác phẩm

* Tác giả
– “Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu” (Hoài Thanh) “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. (Đặng Thai Mai – Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959)
* Tác phẩm
– ‘Việt Bắc” là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.” (Xuân Diệu – “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)
– “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)

2. Đề tài chia li

– Chia li, tiễn biệt là một đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa nay. Thế giới văn học tuyệt vời đã lưu giữ cho ta bao cuộc chia ly bất tử, đó là cuộc chia ly giữa Lý Bạch với Mạnh Hạo nhiên trên lầu Hoàng Hạc, hay Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều sau những ngày mặn nồng, thắm thiết và cuộc chia li chói ngời sắc đỏ trong thơ Nguyễn Mĩ …Và đến “Việt Bắc” của Tố Hữu người đọc không thể quên cuộc chia tay lịch sử giữa những người cách mạng miền xuôi với người Việt Bắc.

– Thơ ca về chia li, tiễn biệt thường chất chứa buồn đau, sầu muộn:

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
(Chinh phụ ngâm)
Nhưng trong “Việt Bắc” Tố Hữu đã thể hiện những sắc điệu mới mẻ hơn bởi bài thơ được sáng tác trong ngày chiến thắng, chia tay để rồi gặp lại, cả người đi người ở đều hướng đến một viễn cảnh tươi đẹp của đất nước.

3. Kết cấu đối đáp được thể hiện qua cặp đại từ “mình ta”

– Mình – ta vốn là cách xưng hô quen thuộc trong đời sống hàng ngày, là cách xưng hô của vợ chồng hoặc giữa những người có mối quan hệ thân thiết, gắn bó.
– Trong ca dao, dân ca cặp từ mình – ta thường xuất hiện trong các bài ca dao giao duyên như:

Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro

Ta đi lấy nước tắm cho con mình

hay:

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

hoặc:

Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ

– Cách xưng hộ mình – ta gần gũi thân thương được Tố Hữu vay mượn trong ca dao, dân ca. Sáng tạo của nhà thơ là ở chỗ nếu trong ca dao, dân ca cặp đại từ mình – ta là để chỉ đôi lứa yêu nhau thì trong bài thơ này là để chỉ người cán bộ miền xuôi và nhân dân Việt Bắc. Đồng bào Việt Bắc giống như cô gái ở lại còn người cán bộ về xuôi giống như chàng trai ra đi.

4.Lời chia tay

* Lời nhắc nhớ
“Mình về mình có nhớ ta
Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
– Câu hỏi nhắc nhớ như để khắc sâu những tình cảm tốt đẹp của quân dân, của cách mạng và kháng chiến, của mình với ta. Nỗi niềm, tình cảm ấy của người ở lại còn được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong đoạn thơ sau của bài thơ:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng
Phố đông có nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
– Cụm từ “Mười lăm năm ấy”: Là khoảng thời gian gắn bó giữa những người chiến sĩ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc nơi chiến khu cách mạng. “Mười lăm năm ấy” được tính từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, từ khi Hồ Chí Minh về nước bắt tay vào xây dựng khu căn cứ địa cách mạng tại chiến khu Việt Bắc để làm thủ đô kháng chiến của dân tộc; là quãng thời gian cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc đã cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu gắn bó khăng khít và làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc “vang dội năm châu, chấn động địa cầu” và rồi là một cuộc chia tay lịch sử, người cán bộ cách mạng rời Việt Bắc về xuôi. Quãng thời gian ấy cũng đã gợi nhắc tới mười lăm năm nghĩa tình của Kim – Kiều khi li biệt:

Những là này ước mai ao

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

* Lời nhắc nhớ:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
-Cụm từ “thiết tha mặn nồng” khiến ta nhớ đến những câu ca dao xưa:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt như tình
cảm vợ chồng. Chính điều đó đã góp phần làm nên tính dân tộc cho bài thơ.
– Lời nhắc nhở khéo léo : “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. -> Khi thay đổi hoàn cảnh sống, không gian sống thì cũng đừng quên một thời quá khứ đã qua:
+ Bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy):
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Từ hồi về thành phố
Quen ảnh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
+ Đạo lí này đã hơn một lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu:
Ngọt bùi nhớ lúc đẳng cao
Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”

“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
– “Áo chàm” là biện pháp nghệ thuật hoán dụ dùng hình ảnh chiếc áo màu chàm để chỉ người Việt Bắc.Có thể nói trong tâm khảm người ra đi luôn khắc sâu bóng hình người ở lại. Bởi lẽ màu chàm là màu sắc của núi rừng, bền bỉ, không hề phai nhạt như tình cảm mãi không bao giờ nhạt phai. Màu áo chàm thể hiện phẩm chất của người Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chịu thương chịu khó và ân tình, thủy chung:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm phấn son chẳng nhòa
– Cử chỉ “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” gợi lên rất nhiều cảm xúc. Đây là hình ảnh có giá trị biểu cảm cao cho thấy người đi kẻ ở đều chung một nỗi niềm lưu luyến bịn rịn khiến cảnh chia tay hiện lên thật cảm động. Họ đều có bao nhiêu điều muốn nói, bao nhiêu tình cảm muốn giãi bày nhưng nghẹn ngào không cất nổi thành lời. Và có lẽ ngôn ngữ cũng không đủ để diễn đạt bao nỗi nhớ thương nên im lặng cũng là cách thể hiện tình cảm. Và bởi thế lúc này chỉ cần một cái cầm tay thôi đã đủ nói lên tất cả. Giống như những người lính trong bài thơ của Chính Hữu vì thương mà nắm lấy tay nhau:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Đồng chí – Chính Hữu)
hay phút giây bịn rịn của người chinh phu và người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm”:
“Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước, giấy giây lại dừng”
Nếu như cái nắm tay trong bài thơ “Đồng chí” là để xiết chặt tình đồng đội, để cùng nhau vượt lên trên gian khổ, trong “Chinh phụ ngâm” là sự luyến lưu trong tình cảm vợ chồng. Thì cái cầm tay trong cuộc chia ly này là tình cảm quân dân cá nước. là mối quan hệ chân thành. bền chặt của cách mạng và nhân dân -51
* Kỉ niệm về những tháng ngày gian khổ trong kháng chiến:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Câu thơ gợi lên sự khắc nghiệt đến đáng sợ đặc trưng của khí hậu miền núi rừng phía Bắc: “Mưa nguồn chớp bể” hay mây mù bao phủ tạo nên cái lạnh thấu xương, che lấp mất tầm nhìn của người chiến sĩ. Điều này cũng đã được nhà thơ Quang Dũng miêu tả trong bài thơ “Tây Tiến”:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Kỉ niệm về những ngày tháng nghĩa tình:
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
– Người ở lại giãi bày tình cảm một cách gián tiếp, tế nhị bằng cách mượn các hình ảnh thiên nhiên như rừng núi, trám bùi, măng mai. Đây là cách nói lấp lửng, giãi bày tình cảm đầy ý nhị, khéo
léo mà nhà thơ Tố Hữu học được từ ca dao:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
– Người ở lại còn khéo léo bày tỏ tình cảm chân thành, mộc mạc của mình qua hình ảnh trám bùi, măng mai vốn sản vật của núi rừng Việt Bắc. Đây là các món ăn thường nhật của cán bộ kháng chiến, cũng được Hồ Chí Minh nhắc đến trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Chảo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
– Tâm trạng của người ở lại được gửi gắm qua hình ảnh “Trám bùi để rụng, măng mai để già”
cho thấy cuộc sống nơi đây như ngừng trệ, núi rừng như trở nên hoang phế, con người trở nên trống trải, hẫng hụt khi người cán bộ đã ra đi có lẽ là bởi:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hoa dại khô (Hàn Mạc Tử)
* Lời khẳng định tình cảm của người ra đi:
– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
– Trước nỗi lòng của người ở lại, người ra đi cũng khẳng định tình cảm son sắc thủy chung. “Ta – mình”, “mình – ta” được lặp đi lặp lại, quấn quýt, quyện hoà làm một. Câu thơ đầu của đoạn thơ là sự vận dụng sáng tạo câu ca dao về tình cảm lứa đôi:
Ta với mình tuy hai mà một
Mình với ta tuy một mà hai
– So sánh về sắc thái và mức độ của nỗi nhớ: “Nguồn bao nhiêu nước
nghĩa tình bấy nhiêu” gợi nhắc tới bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Câu thơ là tiếng lòng được thốt lên từ một trái tim tràn đầy xúc động của kẻ ở người về trong giây phút li biệt, thể hiện tình cảm nhớ thương gắn bó của những người cách mạng về xuôi với cảnh và người Việt Bắc cũng như
nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn.

5. Nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc

* Lời khẳng định sắc thái của nỗi nhớ: Nhớ gì như nhớ người yêu
– Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ về một mảnh đất như nỗi nhớ người yêu, một mối quan hệ chính trị lại giống như một tình yêu đôi lứa. “Nhớ người yêu” là sắc thái cao nhất của nỗi nhớ, là nỗi nhớ ám ảnh, thường trực, da diết, không thể nguôi ngoại, vơi cạn. Chẳng vậy mà ca dao xưa cũng có những câu như:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
hoặc:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng thể hiện một nỗi nhớ mãnh liệt:
và :
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi
Uống xong lại khát lá tình
Gặp rồi lại nhớ là mình với ta
– Còn nữ thi sĩ Xuân Quỳnh lại khẳng định
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
* Hình ảnh người mẹ Việt Bắc “địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”.
Đây có lẽ là một trong những hình ảnh in đậm nhất trong lòng người ra đi. Người mẹ địu con lên nương rẫy trong cái nắng đến cháy da, cháy thịt để vừa trông nom, che chở cho đứa con thơ bên mình vừa kiên trì, cần mẫn “bẻ từng bắp ngô” để nuôi con, nuôi cán bộ. Sự tương phản, đối lập giữa cái dữ dội của thiên nhiên với ý chí nghị lực của con người càng làm tôn lên vẻ đẹp cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh của người mẹ dân tộc. Hình ảnh những người mẹ tuyệt vời, kì diệu trong những cuộc kháng chiến còn được gặp lại trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”

Chính người mẹ Việt Bắc, những người mẹ Việt Nam anh hùng với tình mẫu tử và tình cảm cách mạng thiêng liêng đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng của dân tộc, trở thành những nhân vật lịch sử trong các cuộc kháng chiến vĩ đại.

6. Bức tranh tứ bình

* Chủ đề tứ bình trong thơ xưa
– Tứ linh: “Long, ly, quy, phụng”=> rồng; ly – lân hoặc kỳ lân (con cái là lân, con đực là kỳ); rùa (linh vật của đất Phật, bụng phẳng tượng trưng cho đất, lưng cong khum tượng trời, âm dương hòa hợp) ; phượng hoàng (phụng là con trống; loan là con mái, tượng trưng cho hạnh phúc, tình yêu sắt đá)
Tứ nghệ: “Ngư, tiều, canh, mục”; “Cầm, kỳ, thi, họa”
– Tứ quý: “Tùng, cúc, trúc, mai”=> Cây thông: cây quân tử, cây trượng phu, mọc thẳng tắp, trên những đất đồi, núi vẫn hiên ngang. Cúc là cây trường thọ, hoa tàn nhưng không rụng; pha trà, làm thuốc. Trúc/ tre là một, sự ngay thẳng, ở đâu cũng có thể sống, lúc đốt cháy than vẫn hình cây tre thằng. Mai là quốc hoa của Trung Quốc; sự thanh khiết, mùa xuân, “Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa/ Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” (Cao Bá Quát)
– Tứ mùa: “Xuân, hạ, thu, đông”
Tứ mùa của Tố Hữu có điểm khác với truyền thống: Không theo đúng trình tự bởi đây là những kỉ niệm trong niềm thương, nỗi nhớ, trong ký ức của người đi. Tứ bình truyền thống hướng tới miêu tả ngoại cảnh còn Việt Bắc lại là bức tranh tâm cảnh (điệp từ nhớ)
* Mùa đông Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
– Mùa đông trong các bài thơ khác thường diễn tả cái tiêu điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác buồn. Đông Hồ từng viết:

Em nhớ: một sáng ngày mùa đông

Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng

Theo khe cửa sổ gió thổi rú

Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng

Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:

Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng
Giải buồn chén rượu lúc sầu đông

Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa

Gió phẩy mùa băng giải mặt sông

Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố
Hữu. Mùa đông nơi núi rừng Việt Bắc dưới ngòi bút của Tố Hữu dường như thắm tươi và nồng ấm sắc màu, sức sống hơn rất nhiều. Con người trong cảnh sắc ấy cũng vô cùng khỏe khoắn và chủ đồng trong công việc.
– Hình ảnh bông hoa chuối đỏ tươi hiện lên như ngọn lửa thắp sáng và xua đi cái lạnh lẽo của núi rừng đại ngàn. Đồng thời, đó có lẽ còn là biểu tượng của niềm tin, tình yêu và lòng lạc quan như nhà thơ Nguyễn Mỹ đã từng nhắc đến trong Cuộc chia li màu đỏ:

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Nghĩa là màu đỏ ấy sẽ theo đi
Như chưa hề có cuộc chia li
– Tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, tâm thế chế ngự, làm chủ thiên nhiên của con người khiến ta liên tưởng tới hình ảnh người lính trong bài thơ “Lên Tây Bắc”
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo
hay trong thơ Nguyễn Đình Thi:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Tố Hữu)
Qua đó cho thấy tầm vóc con người càng trở nên lớn lao hơn, mạnh mẽ, rắn rỏi hơn
giữa núi rùng hùng vĩ. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ của người ra đi với người ở lại.
Mùa xuân
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
– Động từ “nở” làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Đây không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng đón Bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:
Ôi sáng xuân nay xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
– Hình ảnh con người chuốt từng sợi giang gợi liên tưởng về đôi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo, cẩn trọng, tài hoa của những con người Việt Bắc. Điều đó cũng  đã được nhà thơ Nguyễn Đình Thi miêu tả trong bài thơ “Hắc hải”

Tay người như có phép tiên
Tranh tre nứa lá cũng dệt nghìn bài thơ

dường như bao yêu thương, đợi chờ, mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón tạo nên sức mạnh tinh thần để biết bao chiến sĩ vượt qua mưa bom, bão đạn của cuộc chiến đấu: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc- Tố Hữu)
Mùa hè:
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
– Sắc thái của mùa hè trong bài thơ của Tố Hữu khiến ta nhớ tới mùa hè trong thơ Bàng Bá Lân:
“Trời lơ cao vút không buông gió
Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm Đứng lặng trong mây một cánh diều”
(Trưa hè)
Thế nhưng, nếu như hè trong thơ Bàng Bá Lân hiện lên rất nhẹ nhàng, bình yên với thật nhiều những hình ảnh đặ trưng của bức tranh miền quê thì mùa hè trong thơ Tố Hữu lại hiện lên với sắc thái đầy rộn rã, tươi vui, nhộn nhịp.
– Sự chuyển biến màu sắc đột ngột, nhanh chóng, đồng loạt của khu rừng khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng, choáng ngợp và dường như còn tạo nên sự giao cảm mạnh mẽ nơi bức tranh: Tiếng ve kêu đã giục giã cây phách đổ ào dòng thác màu vàng xuống cả khu rừng. Câu thơ này đã gợi nhớ tới sự thay đổi màu sắc đồng loạt của lá phong khi thu về trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
* Mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
– Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu bảo về

Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *