So sánh, liên hệ mở rộng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1. Tác giả, tác phẩm

– Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khan. vì vậy, giọng thơ của chị thủ thi tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng trào” (Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ)

– “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả trong tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ trong Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)

– Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xa cho nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu tr cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng còn là nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã tru lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Và, lâu n lòng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đi yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sa đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng Xuân Quỳnh.”(T.S Chu V Sơn)

– “Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tự tức và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; v hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi n trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi p bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn v tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” ( Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những văn hay)

2. Đề tài tình yêu

– Nếu Xuân Diệu thể hiện một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt, vồ vập, ham hố và đầy nam tính:
“Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”

– Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên rực rỡ đầy sắc màu:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cảnh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử lại là sắc trắng mong manh của một mối tình đơn phương chưa ngô… thì trong thơ Xuân Quỳnh đó lại là một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, tự nhiên mà chân thành, đằm thắm. Với Xuân Quỳnh, được sống trong tình yêu, sống trọn vẹn với tình yêu đã là niềm hạnh phúc thật nhất trong đời:

Chỉ riêng điều được sống cùng nau
Niềm hạnh phúc trong em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào chẳng đập vì anh

và bài thơ “Sóng” cũng chính là một tiếng lòng như thế

3. Những trạng thái của sóng cũng là trạng thái tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Cũng như sóng, trái tim vốn nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương của người phụ nữ luôn bao hàm những trạng thái tâm lí đầy những thất thường, những mâu thuẫn tâm lí phức tạp khi thì vui, khi thì buồn, khi lại nhớ nhung, lúc thì hờn dỗi. Những trạng thái ấy đã được thể hiện qua không ít những bài thơ viết về tình yêu từ xưa đến nay như:

Đưa tay ngắt một cọng ngò

Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ (Ca dao)

Hay:

Em bảo anh đi đi

Sao anh không đứng đợi?

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh vội về ngay?

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế.

Không nhìn vào mắt em.

(Kaputikian)

4. Quy luật của tình yêu

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

– Giống như con sóng từ ngàn xưa cho đến mãi mai sau vẫn luôn cồn cào trong lòng biển cả, mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng thời gian. Nỗi khát vọng tình yêu vẫn luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người cũng là khát vọng đã có tự muôn đời của nhân loại. Chẳng vậy mà Xuân Diệu từng băn khoăn:

Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?

hay:
Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

5. Nhân vật trữ tình băn khoăn lí giải nguồn gốc của tình yêu

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

– Trước khát vọng lớn lao và sự kì diệu của tình yêu, con người thường có nhu cầu khámhá những bí ẩn vốn luôn tồn tại trong lòng tình cảm ấy, luôn muốn cắt nghĩa để tìm ra câu trả lời chính xác cho cội nguồn của tình yêu nhưng thật khó để có thể tìm được câu trả lời chính xác. Xuân Diệu từng băn khoăn:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu
(Vì sao?)
Có khi ông cũng tự đưa ra định nghĩa:

Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết
(Yêu)

– Tình yêu đẹp nhất, mãnh liệt nhất có lẽ là khi gắn liền với quãng thời gian “tuổi trẻ” bởi chỉ có tuổi trẻ mới có một trái tim đủ khỏe mạnh để chứa đựng được tất cả những khát khao, rạo rực, sôi nổi, mãnh liệt của tình yêu.

“Hãy để trẻ con nói vị ngon của kẹo

Và hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”

Nhà thơ đã yêu, đang yêu và chiêm nghiệm từ tình yêu của chính mình để khẳng định: Tình yêu là khát vọng muôn đời của con người và nhất là tuổi trẻ. Có lẽ vì thế mà con người chúng ta thường quan niệm tuổi trẻ là tuổi của tình yêu, tuổi của khát khao hạnh phúc.

6. Nỗi nhớ trong tình yêu

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

– Nỗi nhớ da biết, cồn cào như sóng biển bao trùm thời gian: “Ngày đêm không ngủ được”

Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa (ca dao)

hay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi… (ca dao)

và:
Nhớ ai nhớ mãi thế này

Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn

(ca dao)

hoặc:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi
(Xuân Diệu)

Lòng em nhớ …còn thức
Nghệ thuật cường điệu hóa: Hình ảnh anh dường như đã xâm chiếm toàn bộ hồn em, nỗi nhớ cụ thể trong ý thức, mơ hồ trong tiềm hiện hữu trong từng hơi thở. Điều đó đã được thể hiện trong các bài thơ từ xưa đến nay như:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp anh”
(Ca dao)
và bản thân Xuân Quỳnh cũng vẫn luôn tha thiết với một tình yêu vượt lên trên biên giới của sự sống và cái chết:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết rồi
(Tự hát)
– Cách diễn đạt nỗi nhớ độc đáo, nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại, cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt không nguôi. Đó chính là một tình yêu chân thành, tha thiết, mãnh liệt.
– Dự cảm đây lo âu:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
( thức để trông giữ tình yêu)
Nét tâm lí ám ảnh quen thuộc trong thơ Xuân Quỳnh, thể hiện sự mong manh, xót xa cho tình yêu. Bà đã không ít lần lo lắng:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết tình anh có đổi thay (Hoa cỏ may)
hay:

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi (Nói cùng anh)

có lúc lại là:

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói (Tự hát)

hoặc:

Mùa thu nay sao bão giông nhiều

Ô cửa sổ những con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữ sâu thẳm rừng anh (Tự hát)

7. Lòng chung thủy trong tình yêu:

– Điệp ngữ “dẫu…” kết hợp với cách nói khẳng định:

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

khiến câu thơ như lời thề thủy chung tuyệt đối: Dẫu có xa cách thời gian, không gian thì trái tim em, ánh mắt em vẫn luôn dành cho anh, vẫn hướng về “phương anh”. Nếu như trái đất có 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc, thì tình yêu em chỉ có 1 phương duy nhất, đó là “phương anh”. Lời thề thủy chung ấy cũng đã được nhà thơ Thúy Bắc khẳng định trong bài thơ “Sợi nhớ sợi thương”:

Rợp trời thương

Màu xanh suốt

Em nghiêng hết

Về phương anh

8. Khao khát bất tử hóa tình yêu:

Cuộc đời tuy dài thế

……
Để ngàn năm còn vỗ.

Nghệ thuật đối lập để khẳng định cuộc đời tuy dài, biển cả tuy rộng nhưng năm tháng sẽ đi hết cuộc đời, mây trời sẽ bay qua được biển rộng
=> Sự nhạy cảm, thấm thía về sự chảy trôi của thời gian, sự hữu hạn của đời người, tình yêu thì vĩnh viễn, kiếp người thì ngắn ngủi. Nỗi niềm ấy của Xuân Quỳnh khá tương đồng với lo lắng của Xuân Diệu: Lo lắng cho cái hữu hạn của đời người trước sự chảy trôi của thời gian:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

(Vội vàng)
– Khao khát: ” Làm sao….”

+ Câu hỏi tu từ thể hiện sự băn khoăn, trăn trở, mong ước da diết
+ Khát vọng được tan ra, được sống hết mình trong tình yêu.Con người sẽ chiến thắng đưuọc cái hữu hạn của thời gian và không gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc đời, nếu họ dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tình yêu – Tâm nguyện cao đẹp thường thấy trong thơ Xuân Quỳnh: Tiếng yêu từ những ngày xưa Vượt qua năm tháng bây giờ đến ta

Tiếng yêu từ những ngày xa

Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên

=> Khát vọng về một tình yêu chung thủy, vững bền và vĩnh cửu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *