1. Nhận thức của nghệ sĩ Phùng khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho: “Cái đẹp chính là đạo đức”, cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn, khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn, thiện lương hơn.
– Giá trị của cái đẹp trong “Chữ người tử từ” (Nguyễn Tuân): Mặc dù làm nghề cai ngục, hàng ngày phải tiếp xúc cái xấu, cái ác nhưng trước tài viết chữ đẹp của Huấn Cao, viên quản ngục vẫn nghiêng mình, coi chữ ông Huấn là một “vật báu”. Bởi vậy, quản ngục đã bất chấp mọi nguy hiểm để có thể xin chữ với tất cả tấm lòng thiện lương của mình. Đúng như Huấn Cao đã khẳng định: Viên quản ngục chính là một “thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
– Dostoiepxki: “Cái đẹp có thể cứu rỗi thế giới”
– Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
=> Khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ tới cái xấu, cái ác, cái dung tục tầm thường của cuộc đời mà để cho tâm hồn mình bay bổng, hướng thiện
2. Khi nghệ sĩ Phùng phát hiện ra tình huống nghịch lí với cảnh tượng xấu xí đằng sau vẻ đẹp toàn bích. Từ đó thể hiện nhận thức số 2 của Phùng: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn tồn tại những mặt đối lập giữa thiện và ác, xấu và đẹp… (Vấn đề thế sự trong văn học sau 1975)
– Thơ Nguyễn Trọng Tạo: ….Vấn đề thế sự, đời tư, những nghịch lí bức thiết của đời sống đã trở thành một trong những nội dung lớn trong các sáng tác sau năm 1975. Điều này cũng đã được nhắc tới trong những vần thơ của Nguyễn Trọng Tạo:
“Tôi sống thời không thể đứng quay lưng
Bao biến động dễ đâu tìm thấy được
Bờ thẳng hơn những cánh đồng hợp tác
Đê sông Hồng sau mùa lũ thêm cao”
(Tản mạn thời tôi sống)
Có thể nói những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo và tình huống nghịch lí mà nghệ sĩ Phùng phát hiện ra đã xé tan lớp sương mù lãng mạn cũng như chất thơ bay bổng trong “bức tranh mực tàu thời cổ” trước đó để đưa con người trở về với hiện thực tàn nhẫn, bất hạnh trong cuộc sống thời hậu chiến.
3. Nhân vật người đàn bà hàng chài
Tên gọi: Cách gọi tên nhân vật người đàn bà làng chài khiến ta nhớ tới nhân vật thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Họ đều là những người đàn bà vô danh, nếu nhân vật trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được gọi là “người đàn bà”, “bà”, “mụ”, “mụ rỗ mặt”… thì nhân vật trong “Vợ nhặt” được gọi là “thị”, “cô ả”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”…Không phải Kim Lân và Nguyễn Minh Châu nghèo vốn từ đến mức không thể đặt cho nhân vật của mình một cái tên mà qua cách gọi các nhân vật cũng đã thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Họ chính là những con người điển hình cho thời đại mà họ đang sống: Thị là điển hình cho số phận nghèo khổ của con người gia nạn đói khủng khiếp năm 1945 còn người đàn bà làng chài lại chính là điển hình cho những đau khổ, bất hạnh của những con người thời hậu chiến.
– Tư thế ngồi của người đàn bà khi đến tòa án huyện: “Sợ sệt, lúng túng tìm đến một góc tường để ngồi” gợi liên tưởng đến tư thế “ngồi mớm ở mép giường” khi về đợi mẹ chồng về của thị. Cả hai tư thế ngồi đều cho thấy trạng thái tâm lí bất an, bất ổn, tự ti, mặc cảm của những con người nghèo khổ, bất hạnh.
– Vẻ đẹp nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh của người đàn bà hàng chài ít nhiều mang nét truyền thống trong vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Vẻ đẹp ấy, ta cũng đã được bắt gặp ở hình ảnh người vợ trong tác phẩm “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mua dám quản công”
– Lòng thương con của người đàn bà làng chài gợi liên tưởng tới tình mẫu tử của nhân vật Phăng-tin dành cho con gái của mình là Cô-det trong tác phẩm “Những người khốn khổ” (Huy-gô). Nếu Phăng-tin sẵn sàng bán răng, bán tóc, bán cả thân mình để nuôi con thì người đàn bà làng chài lại sẵn sàng hi sinh cả lòng tự trọng, cả cuộc đời của mình để các con không phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng, để cuộc sống của con được bình yên và đỡ phần đói khổ.
4. Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu có nét tương đồng với quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng)
=> Nghệ thuật phải là cuộc đời và vì cuộc đời