I. NHÀ THƠ, NHÀ SOẠN KỊCH LƯU QUANG VŨ
* William Shakespeare của Việt Nam
* Cha đẻ của những vở kịch kinh điển
* Một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX.
* Người mà khi còn sống khiến nhiều diễn viên toả sáng và khi ra đi khiến người ta muốn khóc đến giọt nước mắt cuối cùng
II. VỞ KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
* Là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981
* Công diễn lần đầu tiên năm 1984 sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước.
* Từ cốt truyện dân gian, xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người.
III. BI KỊCH TRƯƠNG BA
1. Khái niệm “bi kịch”:
Nói đến “bi kịch”: là nói đến trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa giữa mong muốn, khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược.
2. Bi kịch của nhân vật Trương Ba:
a. Bi kich tha hóa:
* Không dưng mà chết, phải sống nhờ vào thân xác anh hàng thịt * Hồn Trương Ba phải chịu nỗi khổ ghê gớm, dần dần bị tha hóa, biến chất, trở thành một con người khác hoàn toàn so với trước đây.
* Trương Ba còn bị chính những người thân của mình chối bỏ,rơi vào thế tuyệt vọng hoàn toàn.
* Con người của Trương Ba trước đây khác xa hoàn toàn sau khi sống “hợp pháp” trong xác anh hàng thịt:
Trương Ba vốn là một người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu thiên nhiên, cây cỏ.
Trương Ba còn là một con người hiền đức, sống mẫu mực và rất có trách nhiệm.
* Khi sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba đã hoàn toàn biến đổi hẳn:
• Có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về
tát thằng con trai tóe máu mồm máu mũi, mắng vợ, làm gãy cành khi chiết cây,
Chính Trương Ba cũng cảm nhận được sự thay đổi, tha hóa ấy nhưng đành bất lực.
b. Bi kịch bị bị chính những người thân từ chối:
* Biểu hiện:
•Người vợ Trương Ba: đau khổ trước sự thay đổi của chồng, bà muốn bỏ đi vì hiểu lầm mối quan hệ phức tạp giữa Trương Ba và vợ anh hàng thịt.
•Đứa cháu gái: có những phản ứng gay gắt và kiên quyết. Nó chối bỏ tình thân và xua đuổi Trương Ba quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi, lão đồ tể! Cút đi!”
•Chị con dâu: vốn là người hiểu, cảm thông và thương Trương Ba nhất. Nhưng trước tình cảnh gia đình tan nát vì Trương Ba, chị cũng không giấu nỗi sự thất vọng và đau đớn khi cha chồng “mỗi ngày… một đổi khác dần…
* Tác động của những sự chối từ đối với Trương Ba:
Trương ba vô vùng đau khổ, tuyệt vọng, phải mang một gánh nặng tinh thần vượt quá khả năng của ông
Nỗi đau khổ biểu hiện ra ở sự lúng túng, bất lực trong cách nói, trong sự nhẫn nhục, chịu đựng của tư thế, trong vẻ nhợt nhạt của thần sắc.
c. Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một néo”:
– Con người bên trong của Trương Ba: gắn với những nhu cầu tinh thần cao
+ Trương Ba muốn bảo vệ lương tâm, giữ gìn danh dự
+ Muốn sống có đạo đức và trách nhiệm và sống thanh thản trong những niềm vui giản dị như chăm sóc cây vườn và các cháu…
– Con người bên ngoài của Trương Ba: gắn với những nhu cầu của thể xác phàm tục
+ Trương Ba bây giờ cũng thèm ăn thịt, thô lỗ, vụng về
+ Muốn được thỏa mãn những dục vọng tầm thường
– Hậu quả của sự không phù hợp giữa hồn và xác: đã tạo nên một cuộc sống giả tạo và tồi tệ, “quái gở”. Sống thế này còn khổ hơn là cái chết và làm khổ những người thân của ông.
* Phản ứng của Trương Ba trước tình trạng bi kich:
+ Nói với cái xác: “lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mà và tự đánh mất mình”, “không cần đến cái đời sống do mày mang lại”
+ Nói với Đế Thích: “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.
Nhu cầu sống chính là mình chứ không có nhu cầu tồn tại. Đặt ra vấn đề “sống như thế nào”.
Ý thức cao về sự sống và cách sống để có được một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa.
– Sự lựa chọn cuối cùng của Trương Ba:
+ Chấp nhận từ bỏ đời sống do cái xác mang lại, kiên quyết từ chối một cuộc sống lệch lạc khác “từ lúc tôi có đủ can đảm để đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa.”
IV. Ý nghĩa tư tưởng:
a. Tư tưởng của Lưu Quang Vũ:
– Tư tưởng triết lí sâu sắc về cách sống của con người: Được sống làm người là rất quý giá, song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
– Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
b. Nhận xét ý nghĩa tư tưởng:
Ý nghĩa tư tưởng đó có ý nghĩa thực tế rất cao, bởi đây không chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà còn là vấn đề của những con người chúng ta trong hiện tại.
Triết lí sống mà Lưu Quang Vũ đưa ra cũng đã gợi mở một lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn mỗi con người.
V. NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
Mùa hè cuối cùng 1988, Lưu Quang Vũ ra đi vĩnh viễn trong một tai nạn giao thông. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu Việt Nam là không thể lấp đầy.
Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là “Chim sâm cầm không chết”. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết.
Từ bấy đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và gần 50 vở kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội… đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời đại.
“…Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?”
Phố ta – Lưu Quang Vũ