Tuyển tập mở bài, kết bài hay cho một số tác phẩm Ngữ văn 12

VỢ CHỒNG A PHỦ

Mở bài
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được kết tinh bước phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến “Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Kết bài
“Văn học là cuộc đời… Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”, mỗi người nghệ sĩ chân chính đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện thực và đời sống. Đời sống là những nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác nảy nở, bước đi trên từng nẻo đường là từng giọt tư tưởng chắt chiu được hình thành. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, không chỉ tố cáo, lên án bọn quan lại phong kiến chúa đất miền núi, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp về khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo Cách mạng, gắn tình thương vào đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện giản dị, “Vợ chồng A Phủ” vẫn giữ nguyên được nguyên vẹn sức hấp dẫn qua từng thập kỉ.

MỞ BÀI VỢ NHẶT

Mở bài
Nhà văn Nguyễn Khải nhận xét: “Là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân viết “Làng” và “Vợ nhặt”. Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ”. Xét riêng truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân quả xứng với lời khen đó. Thiên truyện về cái đói, cái chết mà làm lộ ra sự sống, lộ ra chất người kì diệu. Tư tưởng nhân văn sâu sắc đó không phải là truyện ngắn ồn ào mà được diễn đạt thấm thía qua nghệ thuật văn xuôi đặc sắc đã đưa Kim Lân vào hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học hiện đại. Đọc “Vợ nhặt”, không ai không bị hấp dẫn bởi một tình huống hết sức độc đáo và bi hài mà cũng đậm chất nhân văn, thấm đẫm tình người.
Kết bài
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng, “vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy. Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc hoạ tâm lý nhân vật sắc sảo, độc đáo và cốt truyện đầy bất ngờ Kim Lân đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Qua đó tác giả cũng nhấn mạnh tình yêy thương giữa người với người luôn bất diệt.

MỞ BÀI RỪNG XÀ NU

Mở bài
“Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

Đã có những tháng ngày như thế, những tháng ngày đất nước hừng hực sục sôi trong khí thế của cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Mảnh đất Tây Nguyên đã đi vào văn chương như một huyền thoại về những con người “đẹp từ như trong chân lí sinh ra”, những con người mang vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt như những Cây xà nu cao lớn chống lại kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước. Nguyễn Trung Thành đã tái hiện xuất sắc vẻ đẹp đậm tính sử thi ấy thông qua truyện ngắn “Rừng xà nu” được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Rừng xà nu đã đem lại ngỡ ngàng cho người đọc khi một truyện ngắn mà phản ánh được cả một cuộc đầu tranh chống Mỹ ngụy của người dân Tây Nguyên, vì vậy tính sử thi càng được tô đậm rõ nét hơn thông qua cách xây dựng nhân vật, hình tượng cây xà nu và ngôn ngữ của tác phẩm.
Kết bài
“Tôi yêu say mê cây xà nu. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ở nhựa. Tán lá vừa thanh vừa rắn rỏi, mênh mông tưởng như đã sống ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau”. Trong dụng ý miêu tả của mình, Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn cánh rừng xà nu bạt ngàn nằm cạnh con nước lớn, chạy xa tít tắp đến tận chân trời để làm nền cảnh cho tác phẩm của mình, để từ đó hiện lên là hình ảnh một tập thể anh hùng Tây Nuyên bất khuất, kiên cường. Đó là những con người mãi mãi đi vào huyền thoại của thế kỉ 20, đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc. Và trong những đêm tối được ngọn lửa Cách mạng soi đường, những trang viết về họ vẫn luôn được thăng hoa, được ghi nhớ và được kể lại cho đến muôn đời sau. Trong vang vọng của núi rừng, trong tâm trí người Xô Man cũng như bạn đọc vẫn còn đây câu nói trầm ấm đầy uy lực của cụ Mết “Nhớ lấy, ghi nhớ… Chúng nó cầm súng, mình phải cầm mác”.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Mở bài
Nguyễn Minh Châu là một hiện tượng văn học vừa độc đáo, vừa lớn lao của nền văn học Việt Nam hiện đại vào cuối thế kỷ 20. Ông bước vào nghề văn hơi muộn nhưng sự nghiệp đổi mới trong văn học đã chọn ông để trao cho ông “Ấn Tiên Phong” lãnh chức Đại Tướng quân của Tập đoàn quân Chữ! Nhà văn Nguyên Ngọc đã rất đúng khi cho rằng Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất” ở chặng đầu đổi mới của văn học nước nhà. Trong cơn trở dạ nhiều đau đớn ấy, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và mãnh liệt: văn chương cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó. Hàng loạt tác phẩm được viết dưới ý tưởng đó. Trong đó, “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác điển hình của ông được viết sau năm 1980. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh và lòng vị tha cao cả. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người. Người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc nhất của truyện.
Kết bài
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Mở bài
“Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục

Đất nước giống như con thuyền xuyên gió mạnh

Những mối tình trong gió bão tìm nhau.”

Từ những năm 60 của thế kỉ trước, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tên tuổi của mình bằng việc sáng tác thơ ca, ngay từ đầu ông đã tạo được dấu ấn về một lối viết tài hoa, nồng nàn cảm xúc toát lên tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, mà Hoài Thanh đã từng nhận định rằng “Thơ anh là một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”. Từ năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sân khấu. Có thể khẳng định “Sân khấu mới là mảnh đất của người nghệ sĩ tài ba này”.. Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện, cái tôi hoà tan trong ta. Ở đó tính thời sự được kết hợp với những vấn đề muôn thuở của nhân loại mà tiêu biểu đó là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đó là cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, cuộc giao tranh này là muôn đời muôn kiếp từ khi khai sinh cho đến ngày không còn trái đất thì vẫn còn giao tranh thiện ác. Cho nên có người đã từng nói “kịch Lưu Quang Vũ là có tính vĩnh cửu”
Kết bài
Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện trong khí thế vươn lên của đất nước và của dân tộc và chúng ta sẽ vẫn còn tìm thấy những tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua nhân vật Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề thấm đẫm tư tưởng nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muốn đời với tất cả mọi người.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Mở bài
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
Kết bài
Viết về người lái đò Sông Đà, viết về một vùng đất của Tổ Quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường trong lao động, ta lại càng thấy được bản lĩnh, tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ, tầm thường, gió vẫn thổi, mây vẫn trôi, ngày lại qua ngày.. nhà văn chính là người đã mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi hơn, diệu kì hơn. Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của một nhà văn, ông đã góp phần mang đến cho Thế giới những sắc màu mới. Bước vào thế giới của Nguyễn Tuân, chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyển bác

MỞ BÀI ĐẤT NƯỚC

Mở bài

Đất nước là một đề tài phong phú của thơ ca Việt Nam. Trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Đất nước anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, mang hồn thu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Đất nước cổ kính, dân gian, mang hồn quê Kinh Bắc của Hoang Cầm. Đất nước hóa thân cho một dòng sông xanh, đầy ắp kỉ niệm trong thơ Tế Hanh. nước hài hòa trong dáng hình quê hương và tình yêu đôi lứa trong thơ Giang Nam. Nhưng, Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được một cách nói riêng để chương thơ mới của ông đã mang lại cho bạn đọc những rung cảm thẫm mĩ mới về đất nước: Đất Nước của Nhân Dân.
Kết bài
Đề tài viết về đất nước luôn là nguồn cảm hứng lớn cho mọi nền văn học, nhất là đối với một nền văn học của một dân tộc mà tình yêu đất nước luôn bị đem ra thử thách. Đạt tới thành công khi viết về đề tài này, Nguyễn Khoa Điềm đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chất chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng độc lập tự do, cuộc chiến chống thế lực bạo tàn “Đất Nước này là đất nước của Nhân dân”. Những vần thơ rất đẹp về Đất Nước đã vượt qua sức mạnh của thời gian, chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam để khơi dậy ý thức, trách nhiệm, tình yêu cho mỗi người trong khát vọng đưa Đất Nước xa đến những tháng ngày mơ mộng.

 

SÓNG

Mở bài
Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xuân Diệu đã từng viết: “Làm sao sống được mà ko yêu Không nhớ không thương một kẻ nào” Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.

Kết bài
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam đi vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu đất nước”, khi sân ga, bến được, sân đình, sân trường diễn ra những cuộc chia li màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới thấy rõ khát khao của người con gái trong tình yêu: “Khi còn trẻ, thơ là người mẹ Ta lớn lên rồi thơ là người yêu Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hoá lưu thơ” Đọc xong bài thơ Sóng, ta càng cảm thấy ngưỡng mộ
hơn những người con gái Việt Nam, những con người luôn sống thuỷ chung, luôn hết mình vì tìn yêu, khát
vọng hạnh phúc. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi khi đã thổi một làn gió mới vào
nền văn học thơ ca.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Mở bài
“Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng Sông Hương quyến rũ lạ lùng

Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi”

Sông Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn nghệ sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến
rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã “phải lòng” sông Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say đắm trong những trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sông Hương một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên cho dòng sông” .Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tim kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hoá riêng của nó.
Kết bài
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dẫn người đọc vào cuộc hành trình khám phá nét đẹp của thiên nhiên Huế. Lần lượt theo dòng chảy của Hương giang, tôi bắt gặp khung cảnh thiên nhiên Huế lúc nguyên sơ, trong trẻo, lúc mượt mà khi kì ảo, lúc dịu dàng say đắm khi thâm trầm trang nghiêm. Sông Hương tôn lên vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên Huế, hoà nhập với không khí của văn hoá Huế. Tất cả đều sống động qua tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường với con sông này. Qua hình tượng sông Hương tôi còn cảm nhận vẻ đẹp cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường: một cái tôi tài hoa phóng túng với những liên tưởng bất ngờ. Và trên hết là một cái tôi sâu nặng tình yêu và tự hào với Huế – quê hương của mình. Tất cả làm nên sức của thiên kí này.

TÂY TIẾN

Mở bài
“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lại bồng
….
“Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau”

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

KẾT BÀI
Từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài người lính Cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bị tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tìn yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Vì thế từ Tây Tiến, từ bức tượng đài đã vút lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ cũng như của cả đất nước về những con người anh hùng ấy.

VIỆT BẮC

Mở bài
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại phải đi. Có người đã từng nói : “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật v những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu – “Việt Bắc” — tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc.

KẾT BÀI
Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp kết hợp với kết cấu xưng hô “Ta-mình”, bài thơ ôm chứa Bắc. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước của Tố Hữu. Cuối bài thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Kỉ niệm ấy theo mãi trong lòng người đi và quấn quýt trong dấu chân của người ở lại. Lời thơ giản vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ của
dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước Tố Hữu đã đi vào trong lòng người đọc, như khúc dân
ca dịu dàng mà để lại bao say đắm về một mảnh đất gắn bó với biết bao con người, mà có lần Chế Lan Viên đã “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *