Nguyễn Tuân cho rằng “mỗi nhà văn là một phu chữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích vẻ đẹp của ngôn từ trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
Bài làm.
Trong thi đàn Việt Nam, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có văn phòng độc đáo và đặc sắc nhất. Mỗi trang văn của Nguyễn Tuân đều chất chứa, hiểu biết tinh thông, đa dạng ngôn ngữ, tài hoa, uyên bác, đặc biệt những tư tưởng được phản ánh đều được tác giả khái quát lên một cách thẩm mỹ cao, chính bởi vậy mà Nguyễn Tuân thường trăn trở và rất nhiều về bất lực của nghề văn. Nguyễn Tuân từng nói “Mỗi nhà văn là một phu chữ”. Hồ Chí Minh cũng là một cây bút xuất sắc và đa tài nhất của văn học nước nhà, vậy liệu bác có phải là hình mẫu lý tưởng cho hai chữ “phu chữ” của Nguyễn Tuân. Điều đó sẽ được sáng tỏ qua lớp vẻ đẹp ngôn từ trong “tuyên ngôn độc lập”, áng văn chương đi liền với tên tuổi của người.
Vậy trong quan niệm của Nguyễn Tuân, thế nào là một phu chữ ?Hiểu đơn giản, thì “phu” ở đây là chỉ những người lao động vất vả, cần mẫn, “chữ” ở đây chỉ về ngôn ngữ, câu từ. Chung quy lại câu đó có nghĩa là mỗi một nhà văn phải là một người lao động miệt mài về ngôn từ trong tác phẩm, trên thực tế đây không chỉ là quan niệm sáng tác của riêng Nguyễn Tuân, mà còn là phương châm cống hiến của không ít các nhà văn, nhà thơ khác trong đó Bác Hồ. Tuyên ngôn độc lập của bác là điển hình cho quan niệm sáng tác này, hình ảnh Bác Hồ vất vả gọt rũa trong suốt, miệt mài cho Tuyên ngôn độc lập như hiện ra trước mắt chúng ta khi đọc tác phẩm.
Trước tiên ta thấy rằng “Tuyên ngôn độc lập”, được Bác Hồ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt để thiết lập một hệ thống lập luận chặt chẽ, rừng như bàn thạch. Toàn bản Tuyên Ngôn được chia làm ba phần lớn theo kiểu kết cấu tam đoạn luận. Phần mở đầu bác khéo léo đưa ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn chính là lời trích dẫn trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ, và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp. Phần tiếp theo Bác tiếp tục đưa ra những bằng chứng cũng là những cơ sở thực tiễn để chứng minh pháp là kẻ có tội với nhân dân ta nói riêng, với lực lượng đồng minh và dư luận thế giới nói chung. Phần kết thúc bác đưa ra lời tuyên bố độc lập trên cơ sở đã được lập luận chặt chẽ. Ở trên có thể thấy phần trước được sử dụng như tiền đề để phần sau triển khai mạch ý, còn phần sau thì được vận dụng như hệ quả tất yếu của phần trước. Thêm vào đó mỗi phần của bài Tuyên Ngôn cũng là một lập luận sắc bén lưỡng toàn, độc đáo, khi thì là kiểu suy luận logic (từ quyền con người đến quyền dân tộc), khi thì là loại lập luận mang tính chất phản đề nhằm vạch trần bản chất gian xảo, nói được mà không làm được của Pháp. “Thế mà hơn 80 năm nay bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bắc ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”, hay không thể không kể đến những lập luận cứng rắn, phanh phui mọi tội lỗi của bọn thực dân Pháp với nhân dân ta và về cả kinh tế và chính trị. Bản Tuyên Ngôn còn được bác thiết lập một hệ thống lí lẽ sắc sảo, đanh thép, một kẽ hở được triển khai từ khái quát đến cụ thể, bắt rễ từ chính những lý luận được cả xã hội thừa nhận, kết hợp với đó là hàng loạt các biện pháp tu từ, liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc, khoa chương… đã khiến cho nhịp phách của bản tuyên ngôn càng thêm tồn dập, hào hùng. Bác cũng đưa ra hàng loạt các bằng chứng kèm theo để tăng độ xác thực cho bài Tuyên Ngôn, tất cả bằng chứng được đúc rút từ chính thực tế, khách quan, hơn nữa từng dẫn chứng được đưa ra đều rất mục tiêu biểu, chọn lọc, không thừa, không thiếu, hoàn chỉnh và hiện lên đầy những nỗi ám ảnh. Bút lực của Bác như lao động cật lực, dồn hết tâm sức trên từng câu của bản tuyên ngôn. Hệ thống lập luận để được chính xác và ưu mỹ như vậy đằng sau chắc hẳn phải là sự lao động trí óc miệt mài của một người cầm bút có tài, có tâm là bác. Như vậy với hệ thống, phương cách lập luận như trên bác phải chăng chính là phu chữ đích thực trong quan điểm của Nguyễn Tuân.
Thứ hai tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn mà người sáng tạo ra nó đặc biệt chăm chút về ngôn từ thể hiện. Mặc dù vẫn biết chính trị là một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, xong sự tỉ mỉ và cẩn trọng với từng câu chữ của Hồ Chủ Tịch vẫn thật đáng kinh ngạc, mỗi một từ được bác đưa vào bản tuyên ngôn gần như chính xác tuyệt đối không thể thay thế bằng một từ nào khác, ví như đoạn văn tiêu biểu sau đây. “Bởi thế cho nên chúng tôi lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp. Xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”, vậy tại sao lại không thể sửa đổi dù chỉ một chữ trong bản Tuyên Ngôn, đây sẽ là một ví dụ điển hình. Nếu thay đổi từ “quan hệ thực dân”, thành “quan hệ” thì ý nghĩa lý luận lại hoàn toàn khác biệt. Xóa bỏ quan hệ thực dân là xóa bỏ những áp bức bất công và ách đô hộ mà thực dân Pháp đè nén đất nước ta bấy lâu nay. Như vậy, hoàn toàn hợp lý với lẽ phải và tư tưởng mà bản Tuyên Ngôn đã đề cập ở trên.
Nhưng nếu chỉ là quan hệ có nghĩa là Việt Nam muốn từ bỏ luôn cả quan hệ đối ngoại với thế giới bên ngoài, với cả những người Pháp không hề có ý định biến Việt Nam thành thuộc địa, nếu vậy là nước ta đang tự cô lập mình, kẻ thù sẽ lợi dụng kẽ hở này để gây bất lợi cho ta, hay như nếu đổi từ Ý về Việt Nam thành ý với Việt Nam cũng sẽ gây lỗ hổng rất lớn bất lợi, để lý lẽ đối với nước ta vì về Việt Nam chỉ có nghĩa là những hiệp ước Pháp đơn phương đại diện cho Việt Nam, hoặc những Hiệp ước do pháp sao chúng có liên quan đến Việt Nam. Nhưng nếu dùng từ với thay thế cho từ về, Việt Nam lập tức trở thành kẻ sai phạm đơn phương phá bỏ hiệp ước song phương, pháp diệt không hợp với lý luận quốc tế. Chỉ một ví dụ nhỏ như vậy cũng đã thấy bác cẩn trọng đến mức nào khi đặt bút viết tuyên ngôn, thêm nữa trong suốt chiều dài của bản tuyên ngôn độc lập Bác luôn xưng “chúng tôi”, “nước ta”, “đồng bào ta”, chứ không bao giờ xưng tôi (cá nhân), vừa thể hiện sự khách quan, vừa thể hiện tình đoàn kết bền chặt của nước Việt Nam mới khiến bài Tuyên Ngôn càng trở nên thuyết phục. Không những thế bác còn quan tâm để ý tới từng sắc thái ngôn từ, cụ thể là với Pháp vừa tôn trọng trích dẫn bản Tuyên Ngôn, vừa nghiêm khắc cương quyết không nhân nhượng lúc cần khoan nhượng lại mềm mỏng, khéo léo khiến kẻ thù có cố “bới vết tìm lông cũng không tìm ra”, đối với giai đoạn thế giới, Bác luôn thể hiện sự coi trọng, để cao qua việc liên tục nhắc tới vai trò to lớn của các hội nghị quốc tế đối với nền độc lập của Việt Nam. đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân, ngôn ngữ của bác lại bao dung, xót xa ở cùng qua hàng loạt các từ chỉ quan hệ ruột thịt, gắn bó để xây dựng được tầng tầng, lớp lớp ngôn ngữ hoàn mỹ, khúc triết tinh tế chuyển sang tới như vậy chắc chắn Bác phải làm một người cầm bút lao động miệt mài về mặt ngôn từ, bởi nếu không có suy nghĩ cặn kẽ, tính từ, ngôn ừ thì cho dù là thiên tài cũng khó tạo nên một tác phẩm để đời như vậy.
Sự lao động về ngôn từ còn giúp bác bộc lộ được tình cảm, nhiệt huyết của bản thân cũng như khái quát được những tư tưởng lớn lao mang tính nhân đạo, thế giới ngôn ngữ trong tuyên ngôn độc lập không trực tiếp bày tỏ nhiều tình cảm, cảm xúc của người viết. Nhưng thông qua cách lập luận, hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mà bài đưa ra người ta vẫn có thể cảm nhận được điều này. Cách thức Bác Hồ đưa ra từng lớp ngôn từ này nối tiếp lớp ngôn từ kia, chỉ nhằm mục đích đòi quyền độc lập chính đáng cho dân tộc, cho thấy ngôn từ trong bài một cách rất tự nhiên đã trở thành phương tiện để bác bộc lộ bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương dân. Phải biết một điều rằng có ngôn từ được tạo nên từ sự thẩm mỹ, kiên trì của văn phòng mới có mãnh lực làm cảm động lòng người tới vậy. Bên cạnh đó cách đỉnh cao của ngôn ngữ trong tuyên ngôn độc lập và là những tư tưởng được khái quát và nâng lên tầm triết lý, quy luật trở thành lớn lao mang tầm vóc quốc tế. Hãy nhìn vào ngôn ngữ dịch của chủ tịch Hồ Chí Minh từ “a men” trong tiếng Mỹ chỉ có nghĩa chỉ những người giàu và những người da trắng, nhưng dưới suy nghĩ cặn kẽ của bác, có lẽ không còn cách nào thỏa đáng hơn khi dịch thành tất cả mọi người. Vì chỉ có dịch vậy mới công bằng với tất cả mọi người, mới là lẽ phải tuyệt đối của bản Tuyên Ngôn, hơn nữa từ quyền tự do hạnh phúc của cá nhân, bác khôn khéo, khéo léo suy luận ra quyền độc lập của dân tộc. Nếu bỏ qua sự suy xét kỹ càng, tường tận của bộ óc trong việc chọn lọc và suy luận bản Tuyên Ngôn sẽ không được hoàn chỉnh như vậy. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về sự lao động, từ đúng kiểu phu chữ trong quan điểm của Nguyễn Tuân.
Từ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có thể thấy rằng, ý kiến của Nguyễn Tuân đã nói lên một khía cạnh rất đẹp trong văn chương nói chung. Đúng là nếu nhà văn không là một phu chữ thì tác phẩm tạo ra cũng không thể có giá trị được. Bởi lẽ không bao giờ xuất hiện kiệt tác văn chương, nếu người sáng tạo ra nó, tạo nên nó bằng những nét bút hời hợt, bằng sự cẩu thả thiếu chiều sâu, bằng lao động không thực sự, cũng như Tuyên Ngôn Độc Lập sẽ không trở thành một mẫu mực văn chính luận, một văn kiện lịch sử vô giá, một kiệt tác văn học nếu bác Hồ không dốc toàn bộ tâm huyết, bút lực vào đó. Từ đây có thể nói trong bất kỳ thời đại nào, mỗi nhà văn cũng nên là một phu chữ chân chính.
Như vậy thông qua ý kiến của Nguyễn Tuân, qua vẻ đẹp ngôn từ trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh,chúng ta như càng thêm trân trọng tuyên ngôn độc lập nói riêng, các tác phẩm văn học giá trị nói chung. Bởi chúng không đơn thuần là lời hay ý đẹp, mà còn là kết tinh của trí tuệ bút lực, của rất nhiều các tác giả khác nhau. Đồng thời nếu bạn cũng là một người cầm bút hãy nhớ phải có trách nhiệm với từng con chữ mà bạn biết ra, bởi biết đâu rằng chỉ có sự lao động thì bạn của bạn hôm nay mới giúp bạn để lại dấu ấn thật sự trong sự nghiệp của bạn mai sau.