Bí kíp lấy trọn 3 điểm phần đọc hiểu đề thi tốt nghiệp THPT QG

Cách đọc (3 phút)

– Đọc nhan đề và nguồn trước, sau đó đọc câu hỏi rồi mới đọc nội dung.
– Đọc chậm để thẩm thấu chứ không đọc nhanh đọc lướt
– Cầm bút chì gạch chân những ý có sẵn trong văn bản.
– Viết note lại những ý đến đầu tiên trong văn bản (vì đó thường là ý đúng)

Cách trình bày

– Trình bày đúng thứ tự câu hỏi (không đảo trình tự, tuyệt đối tránh kiểu ghi bố sung phía sau)
– Câu không biết chùa 8 – 10 dòng, câu đã làm xong rồi vẫn chưa thêm 2 dòng để bổ sung khi cần thiết.
– Câu hỏi có “chính” không được trả lời dư, còn lại các câu hỏi khác trả lời dư đều không bị trừ điểm (nên làm đọc hiểu tốt nhất là nhớ nguyên tác THỪA HƠN THIẾU)
– Không trả lời trống không (cậu thiếu chủ ngữ, dẫn dắt)
– Tốt nhất là nên gạch đầu dòng hoặc ngăn cách các ý bằng dấu chấm phấy (;)
– Nếu đề yêu cầu trả lời trong vòng từ 3 đến 5 dòng thì phải viết, thành đoạn văn, không được gạch đầu dòng.

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

– Phương thức biểu đạt
– Phân biệt các thể thơ
– Anh chị hiểu thế nào về.
– phong cách ngôn ngữ
– Xác định nội dung chính
– Anh chị có đồng tình với từ
– Thao tác lập luận
– Tìm từ – ngữ hình ảnh
– Theo tác giả,…?
– Biện pháp tu từ
– Rút ra bài học – thông điệp
– Nhận xét về tình cảm tác giả

Phong cách ngôn ngữ

• Báo chí
• Khoa học
• Nghệ thuật
• Sinh hoạt
• Chính luận
• Hành chính

CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN

• Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
• Vì nó đáp ứng được các đặc trưng cơ bản sau của phong cách ngôn ngữ đó:

Thao tác lập luận

• Giải thích
• Phân tích
• Chứng minh
• Bình luận
• So sanh
• Bác bỏ

CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN

• Thao tác lập luận của văn bản trên là:

Thể thơ

Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vẫn, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ ra thành 3 nhóm chính.
Thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn
Thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói
Thơ hiện đại: năm chữ, bảy chữ, tám chữ, tự do

Xác định câu chủ đề

Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào.

Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn.

Nếu đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.

Câu trả lời của bạn:
Câu chủ đề của văn bản trên là: ……. (chép hết cả câu)

Xác định từ ngữ – hình ảnh biểu đạt nội dung

– Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản.
– Vì thế học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản.
– Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học sinh.
Câu trả lời của bạn:
– Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện……trong văn bản là:…….
Lưu ý: (Liệt kê ra cho bằng hết các từ ngữ, hình ảnh)

Xác định nội dung chính

Muốn xác định được nội dung của văn bản học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản. Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.
– Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành… Xác định được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.
Câu trả lời của bạn:
– Nội dung chính của văn bản trên là:…… (Đọc nhan đề, đọc văn bản dể tóm tắt thành một câu khái quát nội dung, chú ý kĩ câu đầu và cuối)
– (…;…;…;…) Mỗi đoạn trong văn bản tóm một ý bỏ vào ngoặc
– Qua đó, tác giả muốn truyền thi thông điệp… (Nội dung ngầm)

NHẬN XÉT VỀ TÌNH CẢM CỦA TÁC GIẢ

Câu trả lời của bạn:
– Tác giả thể hiện tình cảm…dành cho ai?
Lưu ý: chọn được càng nhiều các từ sau đây càng tốt: yêu thương, ca ngợi, tự hào, trân trọng, yêu mến, lo lắng, xót xa, căm phẫn, bâng khuâng, tức giận…

Các biện pháp tu từ

So sánh
Nói giảm – Nói tránh
Nhân hóa
Ấn dụ
Hoán dụ
Điệp từ/ điệp ngữ/ điệp cấu trúc
Liệt kê
Nói quá
Câu hỏi tu từ

Đảo ngữ
Phép đối

Lưu ý 1:
Gọi tên chính xác BPTT
Kể ra hết các biện pháp
Phải có dẫn chứng đi kèm

Lưu ý 2:
Phải thuộc câu thần chú này (hình thức,nhấn mạnh nội dung,thể hiện tình cảm)

BPTT được sử dụng trong văn bản là :…..
Câu thần chú về tác dụng: BPTT này làm cho lời thơ/văn/lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, hấp dẫn, ấn tượng, thú vị, dễ hiểu, có hồn, cụ thể, tăng nhạc tính – tạo âm hưởng nhịp nhàng; nhấn mạnh vào…….; đồng thời thể hiện…………. của tác giả.

RÚT RA BÀI HỌC – THÔNG ĐIỆP TÂM ĐẮC

CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN:
– Thông điệp sâu sắc nhất mà tôi rút ra được sau khi đọc văn bản là: chúng ta cần……;nên……..; phải…….; đừng…..
– Đây là những thông điệp có ý nghĩa nhất với tôi:
+ Vì nó giúp tôi nhận ra rằng…;
+ Vì nó giúp tôi hiểu rằng…..
– Thiết nghĩ, thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà tin rằng còn hữu ích với tất cả mọi người.
Lưu ý:
– Để rút ra được bài học, HS cần thực sự hiểu rõ văn bản nói gì, tác giả muốn truyền đi điều gì?
– HS nên rút ra một (hoặc nhiều hơn) bài học/ thông điệp có tầm khái quát hơn là những thông điệp nhỏ, tủn mủn.
– Ghi ngắn gọn, không cần giải thích dài dòng.

Anh chị hiểu thế nào về……..?

– Câu trả lời không nằm trong ngữ liệu mà nằm sẵn trong đầu của bạn.
– Hãy thật bình tĩnh để lục tìm câu trả lời đó
– Nên trả lời nhiều cách hiểu của bạn để có nhiều cơ hội trúng với đáp án
CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN:
Theo tôi, …. có ý nghĩa như sau:…………
+ Giải thích từ khóa
+ Giải thích vế câu
+ Cả câu muốn khuyên/ nhắn nhủ/ khẳng định/ phê phán….
Điều này là đúng/sai?
Giúp anh chị hiểu được điều gì?

Anh chị có đồng tình với …. ? Vì sao?

Tôi đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình hoặc không đồng tình.
Vì … (tìm trong đề chép ra)
Vì …(tìm trong đầu – viết nhiều lên)
Vì…. (lật ngược lại vấn đề – nếu không như thế thì sao)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *