I – Thang bậc nhận thức – yêu cầu của đề thi
1. Nhận biết
Biết: Nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài liệu: kiến thức tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật.
2. Hiểu
Hiểu: Khả năng hiểu biết về tác phẩm, giải thích đề bài, vấn đề, tư tưởng, thông điệp.
3. Vận dụng thấp
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các thao tác tư duy để giải quyết các yêu cầu của đề, xây dựng dàn ý, hình thành hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
4. Vận dụng cao
Dùng các thao tác lập luận và kỹ năng viết để hình thành bài viết, diễn đạt trôi chảy, có những sáng tạo, phát hiện độc đáo, tạo phong cách riêng.
II – Thang điểm đánh giá trong bài thi
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài: Nêu được vấn đề
Thân bài: Triển khai được vấn đề
Kết bài: Khái quát được vấn đề
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phạm vi ngữ liệu
Đầy đủ yêu cầu của đề
Không lạc đề, sai đề
3. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Bạn có thể triển khai thành nhiều cách
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Cảm nhận đoạn thơ/ bài thơ
Đánh giá bình luận
4. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Ví dụ minh họa
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
– Mở bài: Nêu được vấn đề
(Tác giả/ Tác phẩm/ Người lính/ Bút pháp)
– Thân bài: Triển khai được vấn đề:
+ Cảm nhận hình tượng
+ Nhận xét bút pháp
– Kết bài: Khái quát được vấn đề
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
– Hình tượng người lính trong đoạn thơ.
– Bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
3. Triển khai vấn đề
* Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và đoạn trích.
* Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến.
* Nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
– Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, hồn thơ phóng khoáng lãng mạn.
– Bài thơ sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
– Đoạn trích nằm ở khổ 3 của bài thơ.
Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến:
– Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn
– Chân dung người lính kiêu hùng trong gian khổ:
– Ý chí mãnh liệt và tâm hồn mộng mơ
Vẻ đẹp bi tráng
– Mất mát đau thương mà không bi lụy:
– Sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ:
Nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng
– Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh ấn tượng, thủ pháp cường điệu, tương phản, tô đậm nét độc đáo khác thường, những vẻ đẹp cao cả lý tưởng.
– Làm nổi bật chất hào hoa, kiêu dũng của người lính, thể hiện hồn thơ phóng khoáng lãng mạn.
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.