Cảm nhận 2 đoạn thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và “Sang thu”

I – Mở bài

*Giới thiệu chung

– Bài Mùa xuân nho nhỏ:

Tác giả:

+ Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

+ Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

Tác phẩm: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

– Bài Sang thu:

Tác giả:

– Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

– Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm: Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập“Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

=> Hai bài thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của các tác giả về sự chuyển giao giữa các mùa, và qua mỗi bài thơ đều thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm của họ về con người, về cuộc đời.

II – Thân bài

a. Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

– Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp của thiên nhiên.

Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

b. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu

– Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian nên thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum suê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

=> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

– Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

=> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

c. Nhận xét

– Điểm giống nhau:

+ Cảm nhận tinh tế của tác giả về một mùa trong năm.

+ Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, khả năng khám phá và phát hiện đời sống của cả hai nhà thơ.

+ Ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc.

+ Thể thơ 5 chữ, giàu tính nhạc.

– Điểm khác biệt:

+ Cảm nhận khác nhau về mùa:

Thanh Hải cảm nhận về mùa xuân của đất trời.
Hữu Thỉnh lại nắm bắt khoảnh khắc thời tiết chuyển giao giữa hạ sang thu.
+ Những tín hiệu mùa khác nhau:

Mùa xuân nho nhỏ: bông hoa, tiếng chim
Sang thu: hương ổi, gió se, sương
+ Cảm xúc:

Mùa xuân nho nhỏ: say sưa, nâng niu, trân trọng trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
Sang thu: bâng khuâng, ngỡ ngàng “hình như” thu đã về.
+ Nghệ thuật

Mùa xuân nho nhỏ: ẩn dụ, ngôn ngữ giọng điệu tha thiết.
Sang thu: nhân hóa.

III – Kết bài

*Đánh giá chung

– Bằng những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm hai tác giả đã đem đến cho người đọc những bức tranh đẹp đẽ của mùa thu và mùa xuân.

– Hệ thống ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *