I – Mở bài
Giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn thơ
II – Thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết muốn hóa thân thành con chim, hoa để dâng hiến cuộc đời mình, làm đẹp cho quê hương, đất nước.
– Điệp cấu trúc: “Ta làm…, ta nhập vào” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ tâm tình về khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
– Những hình ảnh “ con chim hót”, “ cành hoa”, “ nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc:
+ Con chim cất cao tiếng hát để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho mùa xuân, một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hòa ca môn điệu. Đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm nhường mà cao quí của thi nhân
+ Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để dâng hiến cho đời, bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không thể thiếu nốt trầm.
– Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người.
– Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm “ nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước.
– Nhà thơ ước được làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” để “ Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “ Một mùa xuân nho nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải.
+ Từ láy “ nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước.
+ Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng.
– Điệp cấu trúc ngữ pháp “ dù là…dù là”.. và hình ảnh tương phản “ tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến hi sinh.
– Tác giả có một lẽ sống đẹp, cao cả, bắt nguồn từ tình yêu người, yêu đời. Lẽ sống ấy thật đáng cho chúng ta học tâp
III – Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ