Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của sông Đà trong hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà”

Mở bài:

– “Người lái đò sông Đà” là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập Sông Đà.
– Hình ảnh con sông Đà với hai đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình được tác giả khắc họa đậm nét trong 2 đoạn trích…

Thân bài

Đoạn khái quát:
*Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Tuân
* Giới thiệu tác phẩm: Tùy bút Người lái đò sông Đà
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Xuất xứ:
– Chủ đề:
– Vị trí:
Cảm nhận đoạn văn số 1: Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của sông Đà.
– Nội dung:
+ Đá ở đôi bờ xích lại gần nhau chẹt lòng sông làm cho lòng sông hẹp như một cái yết hầu thắt giữa hai vách dá dựng đứng, hiểm trở.
+ Cái hẹp của lòng sông được tác giả miêu tả bằng 2 cách (sải bước của loài thú rừng và nhẹ tay ném hòn đá).
+ Mặt sông phải đúng giữa trưa mới nhận được ánh sáng mặt trời.
+ Đi thuyền qua khe đá hẹp này giữa mùa hè mà cũng cảm thấy ớn lạnh, sợ hãi.
– Nghệ thuật miêu tả:
+ So sánh vừa chính xác vừa tinh tế, vừa bất ngờ vừa lạ lùng vừa thú vị có thể tác động sâu sắc vào cảm giác của người đọc.
Bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp.
→ Chèn lí luận (hoa)
Cảm nhận đoạn văn số 2: Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà.
– Nội dung: Hiện lên một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dàng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện;
→ Chèn lí luận (đá)
+ Màu sắc dòng nước biến đổi theo mùa, gây ấn tượng mạnh.
→ Chèn lí luận (phi thuyền)
– Nghệ thuật miêu tả:
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn nhịp điệu, giàu chất thơ.
+ Cách so sánh, nhân hoá thi vị, kì thủ.
+ Lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
Nhận xét về nghệ thuật:
– Chèn lí luận:
– Nghệ thuật:
Liên hệ với một tác phẩm cùng đề tài

Kết bài:

Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân. Đọc “Sông Đà” người đọc càng thêm quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.

Bài văn mẫu:

Mở bài 1

Trong bài thơ Vang bóng trích từ tập thơ “Thương nhớ tài hoa”, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã dành những lời thơ đẹp để ca ngợi nhà văn ấy và dòng sông ấy như sau:

Lại hình dung một thế kỷ không xa

thủy điện nuốt tươi sức phóng túng sông Đà

Đà đã gửi thần linh vào tùy bút

văn như thuyền độc mộc

thác thăng hoa

Người yêu văn mệnh danh nhà văn ấy là cây độc huyền cầm của văn học Việt Nam, là chuyên viên cao cấp của tiếng Việt. Ông cũng chính là người thợ kim hoàn của chữ, là người đã đóng dấu cái tôi độc tấu (vừa tài hoa vừa uyên bác) lên thể loại tùy bút. Nhắc đến ông là nhắc nhớ đến một vùng trời xôn xao những thanh âm ngôn ngữ. Và bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân – người đã mang đến những trang hoa về dòng sông ánh sáng: Tùy bút Người lái đò sông Đà.

MỞ BÀI 2

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay
Kiến trúc có thể gọi là vũ khúc của đá, vũ đạo là âm nhạc của cơ thể, âm nhạc là kiến trúc của âm thanh, hội họa là khúc biến tấu của màu sắc. Một tác phẩm văn chương là một công trình nghệ thuật độc đáo của cảm xúc và ngôn từ. Còn nhà văn, theo cách nói của Nguyễn Ngọc Tư trong “Sỏi đá buồn tênh”, là người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa lành vết thương cho người khác. Và có một bàn yến tiệc của cảm xúc và ngôn từ rất thịnh soạn, đầy đủ các dư vị được nhà văn Nguyễn Tuân – Người đã đóng một dấu triện riêng của cái tôi độc đáo của mình lên thể loại tùy bút, dọn sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là tuyệt bút Người lái đò sông Đà. Để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc là hình tượng sông Đà với hai vẻ đẹp đối lập: hùng vĩ và thơ mộng.

THÂN BÀI

KHÁI QUÁT

Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một người làm thơ/viết văn. Người làm thơ/ viết văn cũng như người làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất thì phải bỏ nhiều tâm huyết, phải trải qua những cơn địa chấn của tâm hồn” mới có thể tạo ra “những vang ngân” tựa như “những bước sóng” đến gõ cửa tâm hồn người đọc. Để tạo ra thiên tùy bút xuất sắc Người lái đò sông Đà, người thơ kim hoàn của chữ – Nguyễn Tuân cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy. Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ, có có một chuyền đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc vào năm 1958 để thay đổi thực đơn cho cảm giác và săn tìm vàng mười của màu sắc thiên nhiên sông núi Tây Bắc. Như một duyên mệnh, chuyển đi đến vùng đất xa xôi của Tổ Quốc, đã cho Nguyễn Tuân gặp gỡ sông Đà, để rồi thu hoạch được một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ lóng lánh: Tùy bút Sông Đà (1960). Là bài tùy bút nằm ở vị trí cuối cùng trong tập tùy bút Sông Đà, Người lái đò Sông Đà trở thành bài tùy bút hay nhất và nó tác phẩm được viết ngay trong những ngày cả nước rộn ràng lên đường theo tiếng gọi của Tây Bắc. Hai đoạn văn trong đề thi khắc họa hai vẻ đẹp đối lập của sông Đà: hùng vĩ, thơ mộng. Con sông Đà được mệnh danh là dòng sông ánh sáng, một trận đồ tự nhiên của núi rừng, khi quẫy sóng xôn xao trên trang tùy bút của Nguyễn Tuân, hiện ra như một loại thủy quái, cũng có lúc hiện dịu như một mĩ nhân Tây Bắc.

LUẬN ĐIỂM 1: VẺ ĐẸP HÙNG VĨ CỦA SÔNG ĐÀ – ĐÁ BỜ SÔNG

Ngay từ những dòng tùy bút đầu tiên, người đọc đã có thể chiêm ngưỡng cảnh đá bờ sông dựng vách thành bóp nghẹt sông Đà theo hình thế thắt cổ chai. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng Nguyễn Tuân dừng lại cho khán giả những pha cận cảnh thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này. Đấy là một cảnh thật hiếm thấy về “đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy phải lúc đúng Ngọ mới mới có mặt trời. Cách miêu tả tạo được ấn tượng đậm nét về thế hiểm của vách đá dựng với độ cao hun hút vô cùng. Có chỗ “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như“ một cái yết hầu so sánh chính xác, tinh tế, độc đáo, bất ngờ, mới lạ, giúp người đọc cảm nhận được cảnh đá dựng như đang cố bóp nghẹt con sông. Nguyễn Tuân vẫn luôn biết cách chiêu đã người đọc bằng những so sánh ân tượng như một thứ đặc sản văn chương của riêng ông. Vì thế dòng chảy của con sông thu lại rất hẹp, hẹp đến mức “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” hẹp hơn nữa chỉ cần một sải bước của loài thú rừng cũng có thể đo được “có quãng con nai con hổ đã có mấy lần vọt từ bờ bên này sang bờ kia”. Ấn tượng về độ cao độ thẳng đứng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp của nó càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu qua một lối liên tưởng bất ngờ – thiên nhiên hoang sơ mà gần với đời sống hiện đại của con người “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh” và thấy mình như đang đứng ở một cái hè ngõ nào mà ngóng vọng lên ô cửa ổ tầng thứ mấy nào “vừa tắt phụt đèn điện”. Nhà văn đã kết hợp thị giác và cảm giác để tạo ra một so sánh mới mẻ thú vị và táo bạo. Người đọc bị chạm khắc vào trí nhớ về vách đá thành hiểm trở ở đây cùng với lưu tốc chảy xiết của dòng nước qua cái yết hầu đá. Cái lạnh mà nhà văn nói đến ở đây không chỉ là cái lạnh khí trời mà còn là của cảm xúc khi bắt đầu một cuộc hành trình hứa hẹn đầy gian nan, nguy hiểm. Ai đó đã từng nói rằng: Hoa phong lữ ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm của nó; chim sơn tước ở lại giữa cuộc đời nhờ tiếng hót vút cao của nó giữa dàn đồng ca của núi rừng. Cũng như vậy, một tác phẩm muốn neo đậu thật lâu trong tâm trí người đọc thì phải mang trong nó một sứ mệnh riêng. Và sứ mệnh của Người lái đò sông Đà là đánh thức cảm giác sợ hãi của người đọc khi chứng kiến một khung cảnh hùng vĩ, hung bạo của đá bờ sông. Nhưng cũng chính vì hung bao như thế mà con sông ẩn chứa thứ vàng 10 mà Nguyễn Tuân muốn đi tìm – tiềm năng thủy điện vô bờ của dòng sông ánh sáng.

LUẬN ĐIỂM 2: VẺ ĐẸP THƠ MỘNG CỦA SÔNG ĐÀ – DÁNG VẺ

Như một trò đối lừa của mắt, sau một cú vặn mình của dòng sông, Sông Đà hiện ra trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp thơ mộng đến vậy, như một mĩ nhân kiều diễm của Tây Bắc. Cô gái hiền dịu xuân sắc của đại ngàn khiến người đọc xao xuyến vô cùng. Nhà văn đã dành những trang viết thấm đậm chất trữ tình để miêu tả vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông. Đây cũng là thời điểm câu chữ của Nguyễn Tuân lai láng chất thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông bằng cái nhìn về tình cảm của một người tự nhận Sông Đà như một cố nhân, một tình nhân, một mĩ nhân. Khi ca ngợi “con sông Đà gợi cảm”, câu văn lại thư duỗi hết sức êm ả nghe như một tiếng hát ngân nga. Hãy quên đi vẻ hung bạo của khúc sông thượng nguồn để chiêm ngưỡng dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, dịu dàng, thướt tha của sông Đà. Nếu trên máy bay nhìn xuống, Sông Đà uốn lượn như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo vắt qua núi đồi Tây Bắc, nhưng Sông Đà chảy từ trên núi cao xuống đẹp như một áng tóc của một thiếu nữ kiều diễm, một giai nhân giữa núi rừng Tây Bắc “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” Câu văn đậm chất thơ và chất họa như khiến người đọc chìm đắm trước vẻ đẹp con sông. Đến đây Sông Đà đẹp mơ màng, tựa mái tóc của tiên nữ trong huyền thoại buông hững hờ từ cung trăng xuống Tây Bắc, lại còn điểm xuyến trên mái tóc là những đóa hoa rừng. Câu chữ so sánh của Nguyễn Tuân, duyên dáng và tình tứ xiết bao, tài hoa và phong tình quá đỗi, giàu chất thơ và giá trị tạo hình đến mức không ai nghĩ đó là văn xuôi. Và sông Đà chưa bao giờ đẹp hài hòa như vậy trong màu trời xanh, màu hoa gạo đỏ, màu hoa ban trắng tinh khôi quyện với khói núi huyền ảo tạo thành bức tranh sơn mài đẹp ngỡ ngàng. Hẳn rằng chúng ta đều biết một tảng đá chắn ngang dòng sông có thể làm thay đổi dòng chảy của sông suối. Một cơn gió tưởng như vô hình lại có thể làm bật gốc cổ thụ trăm năm. Cũng như vậy, một tác phẩm văn học dù chỉ là những câu chữ trên một trang giấy mỏng manh cũng có thể làm thay đổi tâm hồn của người đọc (gieo vào lòng ta những tình cảm chưa
có, và nuôi dưỡng những tình cảm đẹp mà ta sẵn có). Tin rằng đoạn văn này của Nguyễn Tuân cũng thắp lên trong chúng ta tình yêu say đắm với sông Đà thơ mộng.

LUẬN ĐIỂM 3 : VẺ ĐẸP HÙNG VĨ CỦA SÔNG ĐÀ – SẮC NƯỚC

Đến sông Đà, người đọc sẽ còn bị ấn tượng bởi sắc nước của nó. Con sông thay áo theo mùa, mỗi mùa một sắc áo riêng. Đã từng say lòng trước cái sắc nắng tháng ba Đường thi lấp lánh trên mặt nước sông Đà, hẳn bạn sẽ không quên sắc xanh gợi cảm, trong veo, quý giá như ngọc bích khi xuân sang: “Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lổ”. Vậy mà khi sông Đà vào thu, nó thay áo mới, đó là cái mà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Vẫn là liên tưởng bất ngờ, thú vị khiến người đọc thích thứ vô cùng. Nguyễn Tuân lúc này trở thành họa sĩ với cách sử dụng những gam màu rất đặc biệt. Mỗi lần độc giả lật mở một trang sách là một lần người du khách ấy đặt bước chân mình lên “phi thuyền” của nhà văn, chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp để dõi theo cuộc hành trình thú vị mà nhà văn đưa mình đi tới. Cuộc hành trình hôm nay của chúng ta chạm đến mặt nước dòng sông Tây Bắc, được dẫn dắt bởi ngòi bút tài hoa của nhà luyện đan ngôn ngữ – Nguyễn Tuân.

NGHỆ THUẬT

Người ta thường nói cuộc dâu bể mà con người tìm thấy trong văn chương chính là máu trong tim của người nghệ sĩ. Viết, thực tế chính là quá trình chắt máu trên trang sách của người cầm bút. Để viết được những đoạn văn xuất sắc như thế này trong Người lái đò sông Đà, chắc chắn Nguyễn Tuân đã phải trải qua những trăn trở để có thể chắt lọc những câu chữ tinh xác, tài hoa đến vậy. Nguyễn Tuân đã không còn để pha màu, chế bản, tạo hình tôn vinh những mẫu đẹp cho đời hơn 20 năm nay nhưng trên những trang viết chứa đầy học thuật, hội tụ tinh hoa, phong độ Nguyễn Tuân vẫn như núi đúng, tinh thần Nguyễn Tuân vẫn như mây bay. Thiên tùy bút với những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị vốn được coi là đặc sản của văn Nguyễn Tuân. Đoạn văn với những từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,.. Nguyễn Tuân đã huy động cả một đội quan ngôn ngữ với nhiều tri thức của nhiều ngành nghệ thuật và khoa học khác nhau: địa lí, lịc sử, quân sự – thể thao – võ thuật, văn hóa – văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, diêu khắc,..

KẾT BÀI

Kết bài 1

Hemingway từng nói: tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân vì đã “cắm một cây sào sáng tạo vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đưa tùy bút Người lái đò sông Đà – một tác phẩm của lòng nhân, của đức tin, của giá trị sống và của tình yêu quê hương đất nước. về phía những con người chân thiện, để chúng ta hiểu rằng có một con sông Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

“Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ.

Như những đám mâu nhũ cắn nhủ trên đầu

Kết bài 2

Trước sự ra đi mãi mãi của một nhà văn, ta nghĩ đến sự bất tử của một ngòi bút. Như những ngôi sao băng đã kịp lóe rạng một lần trước khi lịm tắt, bằng tác phẩm văn học, người nghệ sĩ chân chính đã để lại cho bạn đọc một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Đời xa, không ai thấy mặt nhà văn nhưng khi xem văn liền thấy lòng của họ. Quy luật văn chương nghiệt ngã nhưng chắc chắn sẽ vẫn có những nghệ sĩ được đền đáp xứng đáng với tài năng và tâm huyết của mình. Và sự đền đáp lớn lao nhất chính là khi tác phẩm của họ được sinh ra, được tồn tại mãi mãi với cuộc đời. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân sẽ mãi đi cùng năm tháng vì nó nhắc cho ta nhớ trên con sông Tây Bắc ấy vẫn có một người anh hùng lao động vững vàng trước sóng cả.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *