Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua khổ 3 và 5 bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề: Trong nền thơ văn kháng chiến, ta không thể không nhắc tới những tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng,… trong số đó nổi bật là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.

– Nêu vấn đề: Bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với mảnh đất Tây Tiến thân thương và những người đồng chí, đồng đội cùng “vào sinh ra tử”; đặc biệt khổ 3 và khổ 5 của bài thơ đã khắc họa hình tượng những người lính vô cùng đặc sắc.

2. Thân bài

* Cảm nhận vẻ đẹp của người lính:

– Nội dung

+ Người lính vượt lên sự gian khổ, hi sinh (dãi dầu, không bước nữa, gục lên súng mũ), sự nguy hiểm và khắc nghiệt của thiên nhiên (Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trên người) bằng tinh thần lạc quan, chủ động (cách diễn đạt chủ động: không bước nữa) sự lãng tử coi thường cái chết (bỏ quên đời) và nguy hiểm (cọp trêu người).

+ Người lính có tâm hồn lãng mạn, hào hoa, tinh tế (họ cảm nhận được ánh sáng của những ngọn đuốc thô sơ đẹp như hội đuốc hoa, họ ngạc nhiên say đắm trước vẻ đẹp của những cô thôn nữ – hay chính người lính Tây Tiến – rạng rỡ như bước ra từ huyền thoại Kìa em xiêm áo tự bao giờ, họ thả hồn mình theo điệu nhạc và điệu múa hoang dại của núi rừng Khèn lên man điệu nàng e ấp – Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ).

– Nghệ thuật

+ Thể thơ 7 chữ quen thuộc nhưng mới mẻ, táo bạo trong cách dùng từ ngữ (bỏ quên đời, cọp trêu người, man điệu nàng e ấp).

+ Giọng điệu: vừa gân guốc, mạnh mẽ vừa thắm thiết trữ tình.

+ Các từ láy giàu tính biểu cảm, thủ pháp nhân hóa, kết hợp những từ Hán Việt trang trọng và những từ thuần Việt giản dị, đời thường … làm toát lên vẻ đẹp phong phú trong tâm hồn người lính.

+ Bút pháp tương phản, đối lập giữa hiện thực bi thương và đời sống tinh thần mạnh mẽ, lạc quan.

* Nhận xét về cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng vượt lên trên thực tại, thể hiện những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của mơ ước, tưởng tượng. Trong bài thơ, cảm hứng lãng mạn bộc lộ ở nỗi nhớ mãnh liệt hướng về đoàn quân Tây Tiến, ở vẻ đẹp thơ mộng trữ tình mà hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn hào hoa, tình tứ của những người lính trẻ.

– Cảm hứng bi tráng là sự kết hợp giữa chất bi (buồn đau, mất mát, gian khổ, hi sinh) và chất tráng (sự mạnh mẽ, lạc quan, chủ động). Trong bài thơ, cảm hứng bi tráng thể hiện ở chân dung người lính Tây Tiến: vượt lên gian khó, hiểm nguy của chặng đường hành quân, sự rình rập của thú dữ, sự hoành hành của bệnh tật nơi lam sơn chướng khí, sự mất mát hi sinh, họ vẫn giữ được sự lạc quan, lí tưởng chiến đấu và tâm hồn lãng mạn hào hoa.

=> Sự kết hợp của hai cảm hứng này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *