Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

Mở bài

* Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)
– Nhà văn của đất nghèo xứ Nghệ.
– Là người từng cầm súng và cầm bút đi suốt chiều dài của cuộc chiến chống Mỹ, để thắp lửa sử thi cho dân tộc.
– Là người ở giữa cuộc đời để yêu thương.
– Là người gieo phù sa trên những mảnh đất cằn.
– Là người có biệt tài khai thác những mảng tối, những góc khuất của đề tài hậu chiến…
– Ông là nhà văn quân đội và từng công tác ở nhiều nơi.
– Nguyễn Minh Châu là một nhà văn được mệnh danh là một trong những “vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới”.
– Nguyên Ngọc gọi ông là “ Người mở đường tinh anh và tài năng”.
Giới thiệu tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa”
– “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983.
– In lần đầu trong tập “Bến quê”.
– Sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987).
– Truyện in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ gốc đọ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

Thân bài

* Vị trí đoạn văn trong tác phẩm:
– Đoạn văn nằm ở gần cuối tác phẩm.
– Là đoạn văn trọng tâm của tác phẩm.
– Khắc họa câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện.
* Giới thiệu sơ lược về nhân vật:Người đàn bà hàng chài
– Lai lịch: nhân vật không tên (mụ – chị ta – người đàn bà)
– Ngoại hình: xấu xí, khó coi, thô kệch, mặt rỗ.
– Tính cách: cam chịu, nhẫn nhục một cách vô lý.
– Hoàn cảnh:
Ế chồng: cái xấu đeo bám chị như một định mệnh, càng lớn lại càng xấu, di chứng của trận đậu mùa để lại trên khuôn mặt chị những nốt rỗ chẳng chịt, nên không ai lấy.
Trót có mang với một anh hàng chài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Rồi thành vợ chồng. Từ đấy gắn đời mình với sông nước.
Nghèo khổ: nhiều lần biển động phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
Thất học, lạc hậu, đẻ nhiều: Thuyền chật con đông, cả gia đình lênh đênh trên sóng nước.
Bị bạo hành: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.

– Nội dung: từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện, người đọc thấy được những phẩm chất đáng quý của chị như những hạt ngọc lấp lánh ấn giấu sau lấm láp cuộc đời.

+ Phẩm chất đáng quý 1: trước hết là vẻ đẹp của người vợ hiền thảo, nhân hậu, bao dung, vị tha độ lượng (Tự dằn vặt, tự trách và nhận hết lỗi về mình: “giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn..lỗi chính là ở đám đàn bà đẻ nhiều quá mà thuyền lại chật”. Người phụ nữ ấy không đổ lỗi cho ai mà tự nhận mọi tội lỗi nhận hết lỗi về mình như đang xưng tội trước tòa. Thật kì lạ, khi người đàn bà lẽ ra đến chốn công đường ấy với tư cách nạn nhân bị bạo hành được pháp luật bảo vệ, lại tự biện minh để biến mình thành tội nhân, thành bị cáo của phiên tòa. Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc kể tại toàn án huyện, người đàn bà không tỏ ra oán giận chồng, ngược lại còn bênh vực chồng bởi chị cho rằng lão chồng chị không xấu. Đối với chồng, chị là một người đàn bà nhân hậu, thấu hiểu và cảm thông với nỗi khổ của chồng. Chị hiểu nỗi vất vả của cuộc sống mưu sinh trên biển đầy sóng gió và đói nghèo, nỗi cay đắng, phẫn uất vượt quá sức chịu đựng của một con người đã khiến người đàn ông “cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi trở thành kẻ vũ phu, độc ác.)
+ Phẩm chất đáng quý 2: Phía sau sự thất học, lam lũ là người phụ nữ từng trải, thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời (Chị hiểu lòng tốt của Phùng và Đẩu. Chị cảm ơn các anh đã bênh vực chị. Chị thẳng thắn phê bình các anh vì đã không đặt mình vào hoàn cảnh thực tế của chị để nhìn nhận vấn đề một cách đa diện và sâu sắc. Chị đã chứng minh cho Phùng phùng và Đẩu thấy lòng tốt hay luật pháp của các anh là những lý thuyết sách vở, là những thiện chí xa rời thực tế.)
+ Phẩm chất đáng quý 3: người đàn bà hàng chài là người mẹ giàu đức hi sinh, giàu tình mẫu tử tha thiết, thiêng liêng, cảm động (Người đàn bà xin chịu mọi hình phạt của phát luật, thậm chí là chấp nhận cả khung hình phạt cao nhất là “bỏ tù con cũng được” nhưng bỏ chồng thì không. Hóa ra chị gồng mình gánh chịu đòn roi của chồng là bởi vì những đứa con “Đàn bà sống trên thuyền như chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Hóa ra người đàn bà đó quyết định hi sinh đời mình để những đứa con của chị được ăn no và được lớn lên. Người vợ có thể bỏ chồng, nhưng người mẹ nào có thể đang tâm bỏ những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau?)
+ Phẩm chất đáng quý 4: Biết chắt chiu hạnh phúc (Có điều đáng mừng là trong những đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm vui nhỏ bé từ lòng biển mặn “ Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui về. Chị đã bám vào những niềm vui bé nhỏ này làm điểm tựa cho cuộc sống nhiều nước mắt của mình. Chị chắt chiu dành dụm từ những niềm vui nhỏ nhất“ Vui nhất là thấy đàn con chúng tôi được ăn nở để khỏa lấp những nỗi đau, để xoa dịu nỗi đời cay cực. Tấm lòng của người mẹ ấy thật đáng trân trọng biết bao. Ở một nơi tận cùng của khốn khổ, những tưởng chỉ có những lời thô tục, đòn roi và sự tàn nhẫn thì cuối cùng vẫn có sắc màu của sự bình yên)

Nghệ thuật:

+ Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống truyện mang tính khám phá, nhận thức, phát hiện đời sống.
+ Ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị và thương cảm lẫn cảm phục.
+ Nhân vật được khắc họa khách quan, chân thực, vừa có cá tính sắc nét vừa
có tính điển hình; ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách.
* Đánh giá chung về nhân vật: người đàn bà hàng chài
– Người đàn bà hàng chài là linh hồn, là hơi thở của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xã”. Xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài ấy là một thành công đặc sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
– Giã từ khẩu súng ngoài chiến trường, Nguyễn Minh Châu trở về cuộc
sống thời bình với tư cách là một nhà văn có biệt tài tái hiện một cách đầy ám ảnh những mảng tối, những góc khuất, những mất mát của con người thời hậu chiến. Văn của ông thầm thì, lặng lẽ nhưng ngấm sâu. Khép lại trang cuối của Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc vẫn khắc khoải câu hỏi về người đàn bà hàng chài “Đời chị có lúc nào thật vui không?”. Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?”

Bình luận ngắn gọn về những thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong thiên truyện.

+ Cần phải đưa ra cách giải quyết vấn đề bạo lực gia đình để đảm bảo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ được đầy đủ, tốt đẹp và hạnh phúc hơn. (giải quyết tình trạng đói kém kéo dài thường xuyên, nâng cao nhận thức của người dân..)
+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: phải là hai vòng tròn đồng tâm. Nghệ thuật phải phản ánh được cuộc sống, không được tách rời mà luôn gắn chặt với cuộc sống. Nghệ thuật phải vừa tố cáo vừa phản ánh hiện thực, bắt độc giả không thể làm ngơ trước hiện thực đen tối phũ phàng của mọi kiếp người lầm than. Nghệ thuật phải bắt rễ từ cuộc đời nhưng cuộc đời không phải bao giờ cũng đẹp như nghệ thuật.
+ Từ đó nhà văn đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ trước khi biết rung động trước cái đẹp hãy là con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường, biết hành động để có được cuộc sống tốt đẹp, bởi nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời, nghệ thuật phải vì cuộc đời, đó chính là nghệ thuật “Vị nhân sinh”.
+ Cự li ngắm nhìn nghệ thuật, con người: Khi quan sát từ xa, sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất, những lấm láp của đời, những bi kịch bên trong của con người. Người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thằng vào hiện thực, phải nhìn nhận đầy đủ số phận con người. Vì cuộc đời thì đa sự – con người thì đa đoan, nên không thể nhìn cuộc đời đơn giản, một chiều, phiến diện, định kiến hay công thức mà phải đi sâu vào hiện thực với nhiều khía cạnh của nó để thấy rõ hiện thực chứ không chỉ dừng trên sách vở lý thuyết, là không thể nhìn đời qua ống kính nghệ thuật vì vẻ đẹp nghệ thuật thì ở rất xa mà sự thật cuộc đời thì lại ở rất gần. Muốn khám phá chiều sâu và thấu triệt lẽ đời hay con đời, đó chính là nghệ thuật “Vị nhân sinh”.
+ Cự li ngắm nhìn nghệ thuật, con người: Khi quan sát từ xa, sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất, những lấm láp của đời, những bi kịch bên trong của con người. Người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, phải nhìn nhận đầy đủ số phận con người. Vì cuộc đời thì đa sự – con người thì đa đoan, nên không thể nhìn cuộc đời đơn giản, một chiều, phiến diện, định kiến hay công thức mà phải đi sâu vào hiện thực với nhiều khía cạnh của nó để thấy rõ hiện thực chứ không chỉ dừng trên sách vở lý thuyết, là không thể nhìn đời qua ống kính nghệ thuật vì vẻ đẹp nghệ thuật thì ở rất xa mà sự thật cuộc đời thì lại ở rất gần. Muốn khám phá chiều sâu và thấu triệt lẽ đời hay con người, phải đi vào đời sống, phải sống cuộc đời đó.

Kết bài

Khái quát giá trị, ý nghĩa của nhân vật người đàn bà hàng chài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *