Cảm nhận về nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Mở bài

Dẫn dắt

– Vị trí, phong cách của Nguyễn Minh Châu

– Đề tài người nghệ sĩ trong văn học

– Nhận định

“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường” (Trang giấy trước đèn, Nguyễn Minh Châu)

Thân bài

Giới thiệu chung

* Tác giả Nguyễn Minh Châu:

– Là một nhà văn lớn, người mở đường tinh anh và tài năng” của Văn học Việt Nam thời kì đổi mới
– Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu là quá trình đi tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người Việt Nam. Đó cũng là sự vận động trong phong cách nghệ thuật của nhà văn từ sử thi trữ tình lãng mạn sang tự sự triết lí

* Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

– Truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện cùng tên, sáng tác năm 1983
– Tác phẩm thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc sống, con người và nghệ thuật

Cảm nhận nhân vật Phùng khi phát hiện cảnh đẹp trời cho và cảnh bạo hành

*Hoàn cảnh xuất hiện:

– Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, nghệ sĩ Phùng đã chứng kiến hai khung cảnh trái ngược, đối lập nhau. Cảnh biển thơ mộng và cảnh đời đen tối lần lượt hiện ra trước mắt Phùng.
– Hoàn cảnh đầy nghịch lí đã tác động mạnh đến tình cảm và nhận thức của nhân vật, đã mang đến những chiêm nghiệm giác ngộ sâu | sắc cho người nghệ sĩ về nghề của mình.

* Phùng khi bắt gặp cảnh biển thơ mộng: Một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp

– Công phu và cẩn trọng, tinh tế và nhạy bén nắm bắt cảm nhận cảnh đẹp trời cho

+ Tìm kiếm công phu và phát hiện cảnh biển thơ mộng + Say sưa cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: “cảnh đắt trời cho”, cái đẹp “hài hòa”, “vẻ đẹp đơn giản |mà toàn bích”
+ Rung động mãnh liệt trước cái Đẹp tuyệt đỉnh: “bối rối”, “trong tim như có cái gì bóp thắt lại”
=> Cái Đẹp được phát hiện không chỉ bằng sự tìm tòi lao động công phu mà còn bằng “con mắt xanh”, bằng cái nhìn đầy lãng mạn say mê của người nghệ sĩ.

– Đắm chìm hạnh phúc trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái Đẹp và cái Thiện:
+ Nhận thức, giác ngộ “bản thân cái đẹp là đạo đức”

+ Khám phá cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
-> Cái Đẹp của cuộc sống, cái đẹp của nghệ thuật đã thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ, làm cho người nghệ sĩ được sống những giây phút trong sáng nhất của lòng mình.

– Say mê và thăng hoa trong sáng tạo:“bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim”

=>Những bức ảnh nghệ thuật – sản phẩm sáng tạo đó của người nghệ sĩ vừa là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật công phu vừa là một cái duyên “trời cho”, một khoảnh khắc thăng hoa của cảm xúc.

Phùng chính là hình ảnh của Nguyễn Minh Châu, là hiện thân của một thế hệ nghệ sĩ trong “cái thời lãng mạn”

Phùng khi chứng kiến cảnh bạo hành của gia đình hàng chài: Một nghệ sĩ có tấm lòng trăn trở, lo âu cho thân phận con người.

– Thái độ: “kinh ngạc”,“ há hốc mồm ra mà nhìn”

+ Là người lính đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu vì sự sống còn của đất nước, quyền sống của con người, Phùng không thể nào hiểu nổi, chiến tranh đã kết thúc, kẻ thù không còn nữa nhưng cuộc sống con người vẫn còn tăm tối, nhức nhối.
->Trăn trở day dứt của người trí thức nghệ sĩ trước sự phức tạp, nghịch lí của cuộc sống thời hậu chiến, bận tâm lo lắng về quyền sống của những phận người.

– Hành động“vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới nơi diễn ra cảnh bạo hành
+Từ bỏ niềm hân hoan nồng nhiệt dễ dãi trước cái đẹp lãng mạn để đến với mối quan hoài day dứt thường trực về nỗi khổ đau của phận người trong thực tại nhức nhối.

+ Li khai với cách làm nghệ thuật “tô hồng hiện thực”, đứng từ xa chụp ảnh hiện thực để đến với cái nhìn đa chiều và phức tạp, khám phá sự thật đời sống ở nhiều vỉa tầng

->Nghệ thuật phải dành sự ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối và bạo lực.

– Hành động: xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài
+ Căm phẫn, bất bình, bức xúc trước cái xấu, cái ác

+ Sẵn sàng đấu tranh, phản kháng với cái xấu, cái ác để bảo vệ con người
=>Người nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật cần thực hiện thiên chức làm người – biết quan tâm sẻ chia, yêu thương giúp đỡ đồng loại

Phùng là hình ảnh Nguyễn Minh Châu và cũng là hiện thân của thế hệ nhà văn thời kì đổi mới sau năm 1975.

* Nghệ thuật thể hiện nhân vật Phùng

Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: Phùng vừa là một nhân vật trong truyện vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn, từ đó nhân vật hiện lên một cách tự nhiên chân thực
Nhân vật được đặt trong một tình huống đặc biệt, liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật các bình diện nhân cách của người nghệ sĩ

Nhân vật được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình.

Đánh giá chung

– Phùng là nhân vật giàu vốn sống, giàu trải nghiệm: vừa có cái quyết liệt của một người lính, vừa có cái trong trẻo của người nghệ sĩ một thời vừa mang đầy những trăn trở của người trí thức thời hậu chiến.
– Phùng là nhân vật tư tưởng để nhà văn soi chiếu, thể hiện nhận thức nhân cách nghệ sĩ trong mình, đồng thời gửi gắm những triết lí về cuộc đời, con người, những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật .
– Phùng là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Chọn Phùng trong vai người kể chuyện, trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật là sự lựa chọn tối ưu góp phần thể hiện những giá trị mới mẻ của truyện ngắn và khẳng định tài năng, sự tinh anh của ngòi bút Nguyễn Minh Châu.

Kết bài

Khái quát vấn đề

Nhân vật Phùng vừa là hình ảnh của người nghệ sĩ ở hai thời kì trước và sau |1975 vừa là một tuyên ngôn nghệ thuật với nhiều đổi mới của Nguyễn Minh Châu.

Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm

Nhân vật giúp người đọc hiểu hơn về lao động nghệ thuật và những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ. Đồng thời từ nhân vật, chúng ta rút ra cho mình những bài học sâu sắc về cách nhìn cuộc sống và con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *