Chi tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”

I – Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chi tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ) và chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)

II – Thân bài

a. Giải thích

– “Chi tiết”: là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.

– “Chi tiết đắt giá là một chi tiết chân thực”: chi tiết phải phản ánh sự vật một cách chính xác, đúng hiện thực, phù hợp với quy luật sáng tạo nghệ thuật.

– “đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người”: chi tiết không chỉ tái hiện sự vật mà còn có khái quát, biểu trưng; thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn về cuộc sống.

=> Chi tiết “đắt giá” là những chi tiết mang nhiều ẩn ý, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm; thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn.

b. Phân tích, chứng minh

* Chi tiết “chiếc bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ).

– Chi tiết gắn với giai đoạn bé Đản sinh ra nhưng chưa biết mặt cha, Vũ Nương chỉ vào chiếc bóng của mình trên vách gọi là cha Đản. Chi tiết này có ý nghĩa tô đậm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là tình yêu thương, lòng chung thủy với người chồng nơi chiến trận; là tấm lòng người mẹ yêu thương con.

– Trong một đêm thấy chiếc bóng cha trên tường, bé Đản gọi cha, Trương Sinh tỉnh ngộ nhưng đã muộn. Chiếc bóng ẩn dụ cho số phận mong manh và bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.

– Chiếc bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”, góp phần khắc họa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

– Chi tiết chiếc bóng còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; là bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.

→ Từ chi tiết “chiếc bóng” quen thuộc, Dữ đã vận dụng sáng tạo mang lại hiệu quả nghệ thuật và thẩm mĩ cao.

* Chi tiết “vết thẹo” trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

– Chi tiết xuất hiện trong tình huống:

+ Ông Sáu trở về gia đình gặp con sau thời gian xa cách, vì vết thẹo mà bé Thu không nhận cha.

+ Khi được ngoại giải thích về vết thẹo, bé Thu hiểu và hối hận.

+ Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo.

– Chi tiết có ý nghĩa:

+ Khắc họa vẻ đẹp tích cách, phẩm chất các nhân vật: ông Sáu yêu nước, dũng cảm, chấp nhận hy sinh…; bé Thu: có cá tính mạnh mẽ, giàu yêu thương.

+ Tố cáo chiến tranh; đồng thời chứng minh: chiến tranh có thể gây ra nỗi đau thể xác, tinh thần cho con người, có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt tình cảm con người.

→ Chi tiết “vết thẹo”, vết tích của chiến tranh được Nguyễn Quang Sáng đưa vào tác phẩm và trở thành một chi tiết “đắt giá” giàu giá trị nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ.

c. Đánh giá

– Chi tiết “chiếc bóng” và “vết thẹo” đều là những chi tiết nghệ thuật đắt giá, giàu tính biểu tượng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm và tài năng của nhà văn.

– Ý kiến hoàn toàn chính xác, góp phần định hướng cho nhà văn trong quá trình sáng tác và độc giả khi tiếp nhận. Chi tiết đắt giá là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Một tác phẩm đặc sắc là một tác phẩm có những chi tiết nghệ thuật độc đáo, sáng tạo.

III – Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *