Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi dạng đề

1. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa Morihiro, vào năm 60 tuổi sau khi kết thúc nhiệm kì, ông đã chọn về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó, ông trồng rau và học làm gốm như biết bao người dân khác với nụ cười luôn nở trên môi. Ông từng chia sẻ một trong những điều ông thích ở nghề gốm là nó khiến ông chỉ tập trung vào cái mình đang thực hiện và “một khi tôi đã quyết chuyện gì thì tôi theo đuổi cho tới cùng”.

=> Lựa chọn, hạnh phúc, sự bình yên, cân bằng cuộc sống..

2. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

=> Nghị lực sống, sống cống hiến, tinh thần lạc quan, nhân đạo..

3. Lê Minh Châu – Người họa sĩ khuyết tật vẽ tương lai bằng miệng: Năm 17 tuổi, vượt qua khó khăn và tự ti của một nạn nhân của chất độc màu da cam, Châu rời làng Hòa Bình để theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ. Cậu tự mở phòng tranh riêng, nuôi sống bản thân bằng các tác phẩm của mình – Những bức tranh được vẽ bằng miệng.

=> Bản lĩnh, ý chí nghị lực, dám đương đầu với thử thách, khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, phá vỡ giới hạn bản thân..

4. Nhà khoa học Sarah Gilbert – “mẹ đẻ” của vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca. Bà đã cùng các cộng sự của mình nghiên cứu thành công loại vaccine ngừa COVID-19 với tỉ lệ thành công cao và giá thành rẻ giúp nhiều người trên toàn thế giới có cơ hội được tiêm vaccine nhanh chóng và hiệu quả. Việc phát triển thành công vaccine ngừa Covid-19 mang lại cơ hội kiếm một khoản tiền khổng lồ cho nhóm nghiên cứu của bà Gilbert. Tuy nhiên, bà và các cộng sự không để tâm tới điều này. Bởi lẽ, mục tiêu của họ là tạo ra một loại vaccine cho nhân loại. Nhà khoa học này cũng chọn từ bỏ bằng sáng chế vaccine. Bà từng chia sẻ: “Là người đã phát minh ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế, vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine”.. Bên cạnh những nỗ lực không mệt mỏi của nhóm nghiên cứu, họ đã gạt bỏ lợi nhuận kinh tế sang một bên để ưu tiên đưa thành tựu khoa học đến với số đông nhân loại.

=> Sáng tạo, cống hiến, yêu nước

5. Mặc dù là một cậu bé có khiếm khuyết về chiều cao khi đến năm 11 tuổi chỉ cao xấp xỉ 1, 3m và được chẩn đoán là bị thiếu hụt nội tiết tố tăng trường nhưng với sự đam mê với trái bóng tròn, gia đình và Messi đã chữa bằng được để anh có thể theo đuổi đam mê của bản thân. Lionel Messi tâm sự: “Mỗi đêm, tôi phải tự tiêm vào chân, đêm này qua đêm khác, 7 ngày mỗi tuần, và liên tục trong 3 năm. Tôi quá nhỏ bé, đó là điều mà thiên hạ nói về tôi trên sân bóng hay đi học. Ở đâu tôi cũng là thằng lùn cho đến khi tôi điều trị xong và bắt đầu phát triển đúng cách”. Sau khi phát triển đúng cách, Messi đã theo đuổi sự nghiệp của mình và thăng tiến trong sự nghiệp. Anh vươn lên từng thứ hạng của các cấp đội tuyển, từ 14 tuổi, 16 tuổi.. rồi sau này là đội tuyển quốc gia. Và giờ đây, vượt lên trên nghịch cảnh, bằng sự đam mê, kiên trì chăm chỉ luyện, Lionel Messi đã chinh phục danh hiệu cao quý nhất của mùa giải World Cup, hoàn thiện bộ sưu tập giải thưởng của chính mình.

=> Ước mơ, đam mê, vượt lên nghịch cảnh, kiên trì..

6. Người-smartphone là một thuật ngữ xuất hiện gần đây khi mà Internet đang phát triển từng ngày. Họ tự xem mình là người phát triển về trí tuệ. Mặc dù những năng lực trí tuệ rất sơ đẳng và đơn giản. Nhưng họ coi nguyên việc truy cập Internet, nơi có những thông tin cần thiết, đã đủ khiến mình thành người phát triển về mặt trí tuệ. Tư duy của kiểu người này là nghèo nàn, chủ yếu thiên về sự tiếp nhận thông tin nén gọn và có tính hình ảnh. Họ không thể tập trung lâu vào một điều gì đấy, chỉ thích sự nén chặt.

=> Tư duy, ý thức cá nhân, về mạng xã hội..

7. Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình đã được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Bởi vậy, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của bản thân.

=> Chuộc lỗi, hối hận, chiến tranh..

8. Thomas Edison – nhà khoa học đứng thứ 3 thế giới về số bằng phát minh sáng chế khoa học – 1.093 bằng sáng chế. Ông đã trải qua hàng vạn những lần thử nghiệm thất bại để có thể tạo ra được một phát minh lớn cho nhân loại – những phát minh mà ban đầu chỉ nghe ý tưởng về nó, mọi người đều cho rằng đó là điều “không tưởng”. Ví dụ như phát minh bóng đền sợi đốt: Ông đã phải trả qua hơn 1000 lần thất bại, sáng chế ra những bóng đèn không hoạt động để mang lại ánh sáng cho nhân loại.

=> Kiên trì, nghị lực, theo đuổi đam mê, thất bại và thành công…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *