Dàn ý phân tích đoạn thơ “Ta về, mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” trong bài Việt Bắc

I. Giới thiệu chung

– Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại. Nội dung thơ Tố Hữu hướng tới những sự kiện cách mạng của dân tộc trong thế kỉ XX.
– Bài thơ Việt Bắc ra đời sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954; được coi là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
– Đoạn thơ là lời người đi để khẳng định lòng thủy chung với Việt Bắc.
– Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn thơ từ đó nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.

II. Phân tích

1. Phân tích đoạn thơ – Bức tranh tứ bình.

a. Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

– Cảnh: Với sắc xanh ngút ngàn của núi rừng điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây.
– Con người: Trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy.

b. Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

– Cảnh: Hoa mơ rừng nở trắng rừng khiến bừng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con người.
– Con người: “đan nón”, “chuốt từng sợi giang”, một vẻ đẹp tình nghĩa được thể hiện qua bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào từng sản phẩm lao động.

c. Mùa hè: Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình.

– Cảnh: “rừng phách đổ vàng”, màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cảnh sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.
– Con người: Hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó của con người nơi đây.

d. Mùa thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

– Cảnh: Ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình yên ả.
– Con người: Hiện lên với tiếng hát ân tình thủy chung, với bao tình cảm ân tình sâu sắc với cách mạng.

2. Nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.

– Lẽ sống ân nghĩa được thể hiện thông qua nỗi nhớ, sự lưu luyến, bịn rịn trong giây phút chia tay giữa đồng bào miền núi và các cán bộ khi trở về Hà Nội.
– Lẽ sống ân nghĩa còn được thể hiện thông qua sự mường tượng của tác giả về những kỉ niệm, sự gắn bó, giúp đỡ của những đồng bào trong suốt quá trình sống và chiến đấu của các chiến sĩ ở chiến khu Việt Bắc.
-> Lẽ sống ân nghĩa chính là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta, nó tạo nên sự liên kết giữa con người với con người, góp phần gây dựng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

III. Kết luận

– Khái quát lại vấn đề.
– Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *