1. Vài nét về cuộc đời
– Sống trong thời đại với nhiều biến động.
– Gia đình, dòng họ vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan; vừa có truyền thống văn hoá, văn học
– Cuộc đời nhiều thăng trầm, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, gắn bó và tiếp nhận văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau.
=> Cuộc đời trải qua nhiều biến cố, thăng trầm cùng với vốn văn hoá, văn học Trung Quốc có được qua sách vở đã tạo cho Nguyễn Du một trí tuệ thông thái, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú. Đây là tiền đề quan trọng cho các sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.
2. Vài nét về sự nghiệp
*Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa:
– Thơ chữ Hán bộ lộ tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc của Nguyễn Du:
+ Lòng thương người: Hướng về những số phận khổ đau, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc (hướng tới những người phụ nữ tài sắc mà mệnh bạc; những người nghèo khổ; những người tài năng, có khí tiết thanh cao)
+ Niềm tự thương: cảm nhận mình cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bi kịch => nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
– Truyện Kiều: Tố cáo xã hội bất công, tàn bạo; tiếng nói đồng cảm với những khát vọng chân chính của con người: tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do, chung thuỷ; ca ngợi khát khao sống; niềm tin vào công lí, lẽ phải.
– Văn tế thập loại chúng sinh: Chú ý tới kiếp người nhỏ bé trong xã hội, là tiếng khóc khóc thương cho những loại người trong xã hội (người phụ nữ, trẻ em, người lao động,…)
*Nguyễn Du – thiên tài nghệ thuật:
– Thơ chữ Hán:
+ Phần lớn được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên (xét theo số câu); ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn (xét theo số chữ).
+ Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.
+ Tính chất cô đọng, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”
+ Nghệ thuật đối.
+ Chất trữ tình hoà quyện chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc cho thơ văn chữ Hán Nguyễn Du.
– Truyện Kiều: Có những sáng tạo rất lớn, rất quan trọng dựa trên cốt truyện tiếp thu từ tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện (Trung Quốc):
+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm, phát huy thế mạnh của cả tự sự và trữ tình.
+ Thay đổi điểm nhìn trần thuật: từ người đứng ngoài câu chuyện đến người trong cuộc.
+ Lời kể: đặc biệt thanh công với hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vât: tính cách có sự thay đổi theo hoàn cảnh; được khắc hoạ bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực; qua cả hình thức bên ngoài với đời sống nội tâm. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sắc sảo.