“Đồng chí” – Vẻ đẹp của người chiến sĩ nông dân, vẻ đẹp của thời đại mới

I. Mở bài

– Dẫn dắt trích dẫn nhận định.

– Giời thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

II. Thân bài

1. Giải thích:

+ Người chiến sĩ nông dân, những người nông dân ra đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trở thành chiến sĩ.

+ Thời đại mới: thời điểm những năm sau 1946, đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến, bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp…

2. Chứng minh:

+ Những người nông dân trở thành chiến sĩ, thành đồng chí.

– Những người lính xuất thân là nông dân đến từ những vùng quê khác nhau nhưng đều giống nhau về cái nghèo đến xơ xác trước cách mạng. “Nước nặn động chua”, “đất cày nên sỏi đá”, tất cả là có thật, gần gũi và  quen thuộc.

– Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ. Họ lên đường chiến đấu thật sự tự nhiên Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, thật cảm động và thiêng liêng để rồi chung sự nghiệp cách mạng… (đ/c). lí tưởng… (đ/c), cùng đồng cam, cộng khổ… (đ/c)…

+ Đồng chí là khắc họa thành công vẻ đẹp của người chiến sĩ nông dân, vẻ đẹp của thời đại mới:

– Vẻ đẹp của thời đại mới trong hình tượng thơ ở đây là tình đồng chí, đồng đội gắn với giai cấp của người lình.

– Bài thơ khai thác đời sống nội tâm, tình cảm của người lính, vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính, nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là tình đồng chí, đồng đội: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

– Khi người lính “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là họ đã truyền hơi ấm cho nhau để chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn. Những đêm rừng hoang sương muối…

– Trong cái cầm tay nhau ấy, hình ảnh đất nước và tinh thần đoàn kết giai cấp được diễn đạt thật cao đẹp, cô đọng và thuyết phục.

– Chính tình cảm cao đẹp và lí tưởng sáng ngời Đứng cạnh vên nhau chờ giặc tới đó mà những người lính đương nâng lên tâm cao khái quát trong đó có sự hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Đầu súng trăng treo mang ý nghĩa sâu sắc cho tinh thần thời đại mới: súng gợi liên tưởng đến chiến trang, nhưng vâng trăng lại gợi lên vẻ thơ mộng, những người lính bên nhau trong khi chờ giặc tới, thanh thản ngắm vầng trăng hòa bình…

III. Kết bài:

– Đánh giá lại ý kiến.

– Khẳng định sự thành công của tác phẩm.

– Liên hệ bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *