Mẫu mở bài chiếc thuyền ngoài xa của học sinh giỏi

Tóm tắt nội dung

Toggle

Mở bài mẫu 1

Gánh nặng của kiếp mưu sinh là một chủ đề lớn trong các tác phẩm văn học của loài người nói chung và của văn học Việt Nam nói riêng. Trong nền cảnh chung của kiếp nhân sinh nhọc nhằn vì những lo toan kiếm sống thì nhân vật người mẹ của nhà văn Việt Nam hiện đại đã gợi cho người đọc bao cảm thương. Số phận của họ gộp cả vào đấy những lam lũ của kiếp người và của người phụ nữ. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hai tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Mở bài mẫu 2

Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào những năm đầu thời kì đổi mới. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.

Mở bài mẫu 3

Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.

Mở bài mẫu 4

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời hậu chiến. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò “người mở đường” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài, qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lí trong cuộc sống của con người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Mở bài mẫu 5

Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ trực tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một “tuyên ngôn nghệ thuật” nào đấy. Ta từng bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,… Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết “Chiếc thuyền ngoài xa“, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.

Mở bài mẫu 6

Muốn biết ý nghĩa của Hòa Bình, hãy hỏi những người chiến binh vừa trở về từ nơi lửa đạn. Muốn biết giới hạn của thời gian, hãy lắng nghe niềm khao khát còn được nhìn thấy bình minh của những kẻ đang phải mang bệnh hiểm nghèo. Và để cảm nhận được tầm vóc của người phụ nữ Việt Nam, xin hãy nhìn vào sự hy sinh và những giọt nước mắt của những người phụ nữ ấy dành cho gia đình của mình. Và đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng trước là người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài mẫu 7

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời hậu chiến. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò “người mở đường” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài, qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lý trong cuộc sống của con người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Mở bài mẫu 8

Bước qua khói lửa chiến tranh, những tưởng con người sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc, yên bình. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hậu chiến, những con người nhỏ bé, đáng thương vẫn phải “vật lộn” với những lo toan, mưu sinh, để rồi bao bi kịch, nghịch lý nảy sinh từ đói nghèo. Hiện thực cuộc sống với tất cả những phức tạp, đa diện ấy được Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện đầy tinh tế trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Truyện ngắn không chỉ thể hiện sự trăn trở, xót xa trước những nghịch cảnh, góc khuất của cuộc đời mà còn đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật cũng như điểm nhìn, tư tưởng của người nghệ sĩ: Nghệ thuật cần hướng đến cuộc đời, người nghệ sĩ cần gắn bó để đồng cảm với những nỗi đau của con người.

Mở bài mẫu 9

Thông qua khắc họa bi kịch trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ phơi bày hiện thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lý, đau khổ thời hậu chiến mà còn gửi gắm rất nhiều những thông điệp về nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời cũng như với những sản phẩm tinh thần của con người: Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, người nghệ sĩ chân chính không thể nhìn cuộc đời, con người bằng ánh nhìn hời hợt như chiếc thuyền ngoài xa mà cần đi sâu khám phá để không chỉ thấy được những vẻ đẹp lung linh, đẹp đẽ. mà thấy cả những góc tối xù xì, những nghịch lí vẫn lẩn khuất trong cuộc sống con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *