Mở bài
*Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận. Qua tác phẩm, người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên cũng như công việc lao động hăng say của người ngư dân.
* Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
* Đến trang thơ của Huy Cận, có lẽ người đọc cảm thấy ấn tượng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi. “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác năm 1958 trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở Hòn Gai. Huy Cận đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển. bằng một đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, cũng như một trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, Khi đọc bài thơ, chúng ta có thể tưởng tượng bài thơ giống như một bức tranh đầy màu sắc, sự sống
* Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc. Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới.
* Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được ông viết tại vùng biển Hòn Gai ngày 1/10/1958, in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
* Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu thuộc phong trào Thơ mới. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Đến với tác phẩm này, người đọc sẽ cảm nhận được hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ về đất nước.
Kết bài
* “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đã cuốn hút người đọc thật sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng.
* Hình ảnh mắt cá ở đây tượng trưng cho cuộc sống mới ấm no, yên vui của bà con dân chài trên vùng biển quê hương. “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hay. Hình tượng đẹp, giọng thơ ngọt ngào, nó là bài ca lao động của người dân chài khi quê hương đất nước “trời mỗi ngày lại sáng”.
* Có thể nói, “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động đầy hứng khởi, hào hùng. Khi đọc từng câu thơ, chúng ta có thể cảm nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi. Cũng như chia sẻ với niềm tự hào về khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.
* Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài “Đoàn thuyền đánh cá” ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.
* Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, người đọc cảm nhận được công việc lao động hăng say của những người ngư dân, cũng như thêm tự hào về thiên nhiên, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
* Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Từ đó, tác phẩm cũng bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.