Nghị luận về tình yêu lao động

1.Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, ý nghĩa của lao động và yêu thích lao động.

2. Thân đoạn:

a/ Giải thích khái niệm:

– Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.

– Yêu thích lao động là luôn mong muốn được làm việc hết mình để góp phần tạo ra các sản phẩm phục vụ con người: “lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo” (Mác-xim Groki).

b/ Biểu hiện:

– Người yêu lao động trong văn học, thơ ca và cuộc sống thực tế (lấy dẫn chứng).

– Biểu hiện của những kẻ lười lao động là vừa thấy khó khăn mệt mỏi đã vội bỏ cuộc.

c/ Ý nghĩa

– Lao động là biến mơ ước của con người thành hiện thực: Chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện được mơ ước, đem lại niềm vui, thúc đẩy con người sáng tạo.

– Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà bản thân mỗi con người phải tự làm ra, tự lao động để có.

– Lao động là cơ sở để con người tồn tại, phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác.

– Lao động tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho đời sống con người.

– Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển

– Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.

– Lao động giúp con người thực sự sống tự do.

d/ Mở rộng vấn đề

Phê phán lối sống lười biếng, dựa dẫm, ăn sẵn

3/ Kết đoạn: khẳng định tầm quan trọng của tình yêu lao động, liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức

–  Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai.
–  Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao.

–  Chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo,…

Đoạn văn tham khảo

Lao động là vinh quang- câu nói ấy cho ta thấy vai trò quan trọng của lao động trong cuộc sống. Và vì thế, ta cần phải không ngừng dựng xây, vun đắp tình yêu lao động. Lao động được hiểu là làm việc, cống hiến sức mình. Có tình yêu lao động, ta sẽ làm việc hiệu quả. Đồng thời, khi vun đắp cho mình một tình yêu lao động, con người sẽ có thêm động lực để phấn đấu trong công việc. Tình yêu lao động trở thành điểm tựa tinh thần, giúp con người có thể biết mình cần nỗ lực, phấn đấu như thế nào, ra sao. Không có tình yêu lao động, con người chỉ thấy cuộc sống của mình mệt mỏi, bế tắc. Không ai có thể sống thiếu tình yêu mà đặc biệt là tình yêu lao động. TÌnh yêu ấy trở thành hải đăng soi sáng, thúc giục con người phấn đấu, nỗ lực phát triển bản thân mình tốt lên mỗi ngày. Tình yêu lao động ấy sẽ không chỉ là tình yêu với những công việc dành cho trí thức. Dù bạn là ai, bạn làm công việc gì, thì tình yêu lao động cũng trở nên thiêng liêng, đặc biệt. Một kĩ sư, một người công nhân, một người lao công, giáo viên, bác sĩ… chúng ta đều cần vun đắp cho mình tình yêu lao động để tốt lên mỗi ngày. Nhưng bên cạnh những người vun đắp cho mình tình yêu lao động là những con người không có tinh thần, sự gắn bó trong công việc, lao động trong mệt mỏi. Chusgn ta cần rèn luyện cho mình tình yêu lao động thay vì nghĩ rằng lao động là mệt mỏi, là nhàm chán. Lao động sẽ nuôi sống của bạn và tôi, của tất cả chúng ta. Hãy rèn luyện và vun đắp cho mình tình yêu lao động- tình cảm thiêng liêng, cao quý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *