*Nêu vấn đề.
– Dẫn dắt
– Trích dẫn ý kiến
*Giải thích vấn đề:
+ Cho tức là hành động đem những thức thuộc về mình mang đến cho người khác. Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý.
+ Nhận là hành động cầm lấy cái được trao cho mình. Nhận ở đây còn là nhận sự yêu thương của người khác với mình, là nhận lại sự đáp trả, đền ơn.
=> Cho mà không nhận lại là niềm vui lâu dài.
*Bàn luận vấn đề:
– Vì sao cho đi mà không nhận lại sẽ đem đến niềm vui lâu dài.
+ Nếu con người biết cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn, các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Cho đi mà không đòi hỏi nhận lại tâm hồn luôn được thoải mái, thanh thản.
– Dẫn chứng minh họa
– Phê phán những người cho đi có mục đích, chỉ biết nhận mà không biết cho.
– Liên hệ bản thân: Em đã cho và nhận những gì trong cuộc sống.
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội bàn về “Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài”
Bàn về cho đi, có ý kiến cho rằng: “Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài.”. Chúng ta có thể hiểu cho đi là sẻ chia với người khác về vật chất và tinh thần. Cho đi mà không cần nhận lại có nghĩa là chia sẻ giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi, không đòi hỏi trả công, đền đáp. Còn niềm vui lâu dài có nghĩa là niềm vui của giá trị bền vững sẽ theo ta đến suốt cả cuộc đời. Tóm lại trong cuộc sống nếu chúng ta biết chia sẻ giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần mà không vụ lợi sẽ đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc. Ý kiến bàn đến một lối sống đẹp và văn hóa. Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài và có ý nghĩa lớn. Bởi, người cho đi không cho nó tính toán thiệt hơn không chờ đợi nhận lại những gì mình đã cho. Người nhận sẽ không thấy áy náy hay mắc nọ người đã chia sẻ giúp đỡ mình. Cả người cho và người nhận đều cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Khi biết chia sẻ, giúp đỡ người khác mỗi chúng ta sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, thanh thản, thoải mái và luôn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Khi ta cho đi cũng là lúc ta nhận lại :nhận niềm vui ,nhận lời cảm ơn,những tấm lòng trân trọng. Trong tác phẩm văn học kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”, hình ảnh cụ Bơ-men gắn với hi sinh dành cho Giôn xi với tấm lòng cao cả. Hay trong thực tế cuộc sống, câu chuyện ở chuyên mục “việc tử tế “,”phong trào hiến máu tình nguyện “,”chương trình cặp lá yêu thương”,… cũng giúp ta thêm hiểu về sống cho đi. Trái lại, thật buồn khi có những người ích kỷ, tham lam không biết cho đi mà chỉ mong nhận lại. Họ chỉ cho đi khi phải được nhận về lợi ích gì đó. Mỗi chúng ta phải cho đi nhiều hơn,đồng cảm và sẻ chia nhiều hơn. Đồn thời, luôn phải có trái tim nhân ái,mở rộng lòng mình với mọi người xung quanh” Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.