Nghị luận xã hội bàn về “Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi

2. Thân bài

*Giải thích vấn đề:

– Học hỏi là gì tìm tòi, hỏi han để học tập.

=> Không ngừng học hỏi là liên tục tìm tòi, hỏi han để học tập, tích lũy tri thức. Đây là quá trình quan trọng, cần thiết đối với mỗi con người trong cuộc đời để khôn lớn, trưởng thành và đạt được thành công.

*Phân tích, bàn luận vấn đề:

– Tại sao cần không ngừng học hỏi?

+ Tri thức của nhân loại là vô tận, những gì mà ta biết chỉ là giọt nước trong đại dương bao la. Học hỏi để tích lũy tri thức cho chính mình, rèn luyện kĩ năng và xây dựng kinh nghiệm sống.

+ Sự phát triển của văn hóa – xã hội với nền kinh tế tri thức không ngừng đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ hiểu biết của mình.

+ Trong thời kì hiện đại, người công dân phải trở thành người công dân toàn cầu, do vậy mà con người không ngừng hoàn thiện mình về mọi mặt.

– Ý nghĩa của việc học hỏi:

+ Mở rộng hiểu biết bản thân, giúp bạn tự tin về mọi mặt trong cuộc sống.

+ Học hỏi sẽ giúp tâm hồn rộng mở, bắp kịp xu thế của thời đại.

+ Dễ dàng đạt được sự thành công.

– Nếu không học hỏi, nâng cao bản thân, con người sẽ tụt hậu. Mỗi cá nhân tụt hậu sẽ kéo theo sự thoái hóa về nhiều mặt trong xã hội.

– Các nguồn để học hỏi: sách vở, từ những người thân, bạn bè, thầy cô, từ trải nghiệm của cá nhân mình,…

– Phê phán những người lười biếng, tự cao, tự mãn với bản thân.

– Liên hệ bản thân: Em đã không ngừng học hỏi hay chưa? Hãy chia sẻ đôi điều về bản thân mình trong chủ đề trên?

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.

Bài văn tham khảo

Trong đời sống, con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn. Để thành công, chúng ta phải không ngừng học hỏi, phải dựa vào tài năng của mình mà nâng cao tầm hiểu biết. Tuy nhiên, học như thế nào để đạt hiệu quả cũng không phải dễ dàng.

Nhiều người không hiểu “không ngừng học hỏi” là thế nào. Thực ra, “không ngừng học hỏi” là luôn tìm tòi, mày mò và nghiên cứu. Căn bản là phải biết lắng nghe và áp dụng những điều học được vào thực tế. Ta phải biết phân biệt những điều hay, lẽ phải, thị phi trắng đen và biết rút ra được những bài học từ cuộc sống. Học không phải chỉ tiếp thu máy móc những gì trong sách báo viết mà phải có ý kiến riêng của mình, luôn sáng tạo và nghĩ ra những cái mới. Có vậy mới khiến mọi người khâm phục. Thử nghĩ xem, một người chỉ biết học thuộc lòng thì lúc nào cũng sẽ ỷ lại vào người khác. Trí óc bị trì trệ, sự thông minh và sáng tạo giảm dần. Sự tư duy biến mất. Con người trở nên ngờ nghệch, đờ đẫn.

Thành công là một việc không dễ và cũng không khó. Ta có thể hỏi những người thành công. Có lẽ họ cũng có chút may mắn nhưng đó chỉ là phần nhỏ. Họ thành công chủ yếu dựa vào sự cố gắng. Có người nhờ trí tuệ, có người dựa vào tài ăn nói,… nhưng đều phải rèn luyện, có sự hiểu biết thì mới làm được. Họ đều phải vượt qua nhiều thử thách và khó khăn thì mới có ý chí. Những người thành công chỉ nhờ dựa vào tiền bạc, sự nâng đỡ,… thì ra ngoài xã hội cũng bị coi thường. Thử hỏi, có ai muốn gần gũi với họ? Nếu so sánh hai loại người trên thì chúng ta sẽ tôn trọng, kính phục ai hơn? Chắc chắn là người thành công dựa vào tài năng của mình. Vậy mới nói việc không ngừng học hỏi có vai trò rất quan trọng đối với người muốn thành công…

Tuy nhiên, nếu những dẫn chứng trên chưa đủ thì ta có thể lấy dẫn chứng khác. Mọi người thử nghĩ xem, người không có kiến thức, không hoà nhập được với xã hội, không có công ăn việc làm và nơi ở thì sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ phải đi lang thang, nghèo khổ như một người ăn xin, cuộc đời trở nên khó khăn, không có ai để chia sẻ và cảm thông. Người đó sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nếu bạn bị như vậy thì bạn sẽ nghĩ sao?

Để học một cách có hiệu quả cao nhất, bạn cần có nghị lực và lòng quyết đoán. Nhưng điều cơ bản là phải có lòng tin vào chính mình. Chỉ có tự tin thì bạn mới dám nghĩ, dám làm còn người lúc nào cũng rụt rè, không dám tự mình làm gì thì sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, tự tin quá vào bản thân sẽ trở nên kiêu ngạo. Vì vậy, cần biết kiềm chế cảm xúc của mình. Ta cần có lòng khiêm tốn và biết nhìn nhận điều gì là đúng, điều gì là sai. Nếu làm như trên, chắc chắn sẽ thành công.

Tuy nhiên, mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình. Các bạn có thể đi các con đường khác nhau nhưng những điều trên ít nhiều cũng giúp ích được cho cuộc sống của mỗi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *