Ôn tập và luyện đề “Những đứa con trong gia đình”

I – Tìm hiểu chung

*Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi:

– Tên thật là Nguyễn Hoàng Ca (1928 – 1968)

Gia đình
Cha: một nhà giáo có tinh thần yêu nước
Mẹ: một phụ nữ tài sắc, có học
Quê hương: Nam Định + Nam Bộ
Thời đại
Trước Cách Mạng: hướng nội, trầm tư
Sau Cách Mạng: hăng say, hào hứng

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

• Bút pháp hiện thực & cá thể hóa nhân vật
•Phân tích miêu tả nội tâm nhân vật
•Ngôn ngữ phong phú, giàu biểu cảm, đậm chất Nam Bộ

TÓM TẮT TRUYỆN

– Lần thứ nhất Việt:
+ Bị thương nặng
+ Mắt không nhìn thấy
+ Lạc trận địa

– Lần thứ hai
+ Nhớ lại kí ức thuở ấu thơ

+ Nghĩ về cuốn sổ gia đình

– Lần thứ ba
+ Cảm nhận rõ nỗi đau trên cơ thể
+ Nhớ má

– Lần thứ 4
+ Thấy cô độc

+ Nhớ chị cùng kỉ niệm trước khi lên đường.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

– Nhắc lại lý thuyết thể loại
Một số thể loại Văn học: Thơ, truyện
+ Người trần thuật là người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học; chứng kiến và giải thích
những gì đã xảy ra.
+ Thời gian: Tuyến tính,  Đảo ngược, Đan xen
+ Nhịp kể: Nhanh, Chậm, Kết hợp
+ Phương thức: Ngôi kể , Điểm nhìn, Giọng điệu
•Truyện, kí hiện đại có 3 phương thức trần thuật dựa vào ngôi kể, điểm nhìn của người kể: Trực tiếp, Gián
tiếp, Nửa trực tiếp

a. Bối cảnh trần thuật của Những đứa con trong gia đình

– Sau một trận đánh, Việt bị thương, lạc đồng đội. Anh ngất rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngất.
– Chính trong những khoảnh khắc mê man ấy, anh nhớ lại những kỉ niệm thân thương về gia đình

b. Phương thức trần thuật của Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi đã chọn phương thức trần thuật nương theo hồi tưởng của Việt – lúc tỉnh lúc mê. Nghĩa là tác giả đã trao ngòi bút cho nhân vật tự kể, dựa theo điểm nhìn của nhân vật.
Chọn cách trần thuật này vừa thể hiện sự sáng tạo về hình thức nghệ thuật vừa góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh người mẹ …. Việt nằm thở dốc” Ước chi bây giờ lại được gặp má phải, vẻ như lúc mà đang bởi xuống, mà sẽ ghé lại, xoa đầu Việt (mình), đánh thức Việt (mình) dậy
Cách thức trần thuật như thế đã đem cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động và mới lạ.
• Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dân dắt câu chuyện.
=> Diễn biến câu chuyện vì thế mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự của thời gian, có thể xáo trộn không gian và thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi ra những hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên.

Bài tập 1: Nhan đề Những đứa con trong gia đình?

Nhan đề tác phẩm không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật Chiến và Việt mà còn gợi nhiều ý nghĩa:

Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.

Ý nghĩa sâu xa: gia đình trong những đứa con Họ được thừa hưởng những dấu ấn nhỏ nhất trong lời nói cử chỉ, phẩm chất từ cha từ mẹ. Ông bà, cha mẹ như tiếp tục sống trong cuộc đời của những đứa con. Mỗi đứa con đều là “trái ngọt” là sự kết tinh đẹp nhất của một gia đình.

Chủ đề: Truyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và suy rộng ra là trong mọi khó khăn thử thách sau này.

Bài tập 2: Tóm tắt Những đứa đứa con trong gia đình và phân tích nghệ thuật trần thuật của tác phẩm?

Gợi ý làm bài:

1.Truyện được kể theo ngôi thứ?
2. Truyện được kể chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật nào?
• Nhân vật này đang ở vào hoàn cảnh? Trong việc tái hiện bức tranh đời sống?
3. Điểm nhìn trần thuật trên tạo ra hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Trong việc sắp xếp, tổ chức các sự việc của chuyện?
Hiệu quả nghệ thuật của điểm nhìn
1. Dòng hồi trần thuật tưởng bị xáo trộn Song vẫn mạch lạc – kết nối cá nhân với gia đình
2. Câu chuyện chân thực
3. Trang văn đậm chất trữ tình Khai thác sâu đời sống nội tâm, tâm lí nhân vật
4. Tình huống đơn độc:

+ Chiến trường, cái chết
+ Điểm tựa tinh thần: gia đình & lòng nước yêu

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *