Phân tích 2 khổ thơ đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

I. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

Tác giả:  Là nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.

– Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.

– Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.

Đoạn trích: Khái quát hiện thực chiến trường và vẻ đẹp tâm hồn người lính.

II. Thân bài

a. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

– Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Nó như là một lời phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.

– Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

b. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

– “Bom giật, bom rung”

– Những chiếc xe không kính

-> Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

– Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

c. Liên hệ bài Đồng chí

– Giới thiệu tác giả

– Vẻ đẹp của người lính trong tác phẩm Đồng chí:

+ Họ thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau.

+ Những người lính có tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với nhau.

+ Họ có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

– Điểm gặp gỡ giữa hai tác phẩm:

+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.

+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.

+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

Bên cạnh đó hai tác phẩm này cũng có những điểm khác biệt: Bài thơ về tiểu đội xe không kính người lính luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại; còn bài Đồng chí mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.

III. Kết bài

– Đoạn trích đã làm nổi bật hiện thực chiến tranh gian khổ khốc liệt nhưng đồng thời cũng làm ánh lên vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, chút tinh ngịch, đầy ngang tàn của người linh Trường Sơn.

– Nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *