I. Mở bài
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn.
– Tác phẩm: “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lớn được Bác viết để tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc. “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng).
– Đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
II. Thân bài
* Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài.
– Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc.
Nhưng ở đây Hồ Chí Minh không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là cách lập luận “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
– Người đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
– Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá miệng” bọn thực dân đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
– Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
– Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791) => gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
* Bằng ý kiến “Suy rộng ra”, Hồ Chí Minh đã từ quyền cá nhân con người nâng lên thành quyền của các dân tộc trên thế giới. Dân tộc nào cũng có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là đóng góp to lớn và đầy ý nghĩa của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sup đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.
*Liên hệ mở rộng.
– Cùng nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Ở Tuyên ngôn Độc lập là quyền tự do, độc lập, bình đẳng giữa các dân tộc thì ở Đại cáo bình Ngô là tư tưởng nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân.
Ăm ắp niềm tự hào dân tộc qua thế đứng ngang hàng.
=> Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa tinh hoa tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc mà còn kết hợp với tư tưởng độc lập dân tộc, tính cách mạng trong nội hàm các bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, chủ nghĩa yêu nước chân chính để viết nên bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ.
*Nghệ thuật
– Hệ thống lập luận chặt chẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic.
– Lời văn sắc sảo, đanh thép, hùng hồn.
– Ngôn từ chính xác, trong sáng, giàu tính khái quát, tính khoa học và trí tuệ.
III. Kết bài
Đoạn mở đâu hùng hồn trang nghiêm, với lời lẽ sắc bén, đanh thép, lối viết vừa khéo léo, kiên quyết, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn, nêu cao chính nghĩa đồng thời đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
- Vẻ đẹp ngôn từ trong Tuyên ngôn độc lập
- Phân tích đoạn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” liên hệ với bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
- Liên hệ mở rộng Tuyên ngôn độc lập