I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương là người con gái có những phẩm chất tốt đẹp nhưng bị hàm oan vì thế số phận trở nên bất hạnh.
Mở bài 1:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Dữ xuất hiện như một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì. Bằng trái tim giàu yêu thương đối với những con người đau khổ và bất hạnh, cùng một thái độ căm ghét sự ngang trái bất công của chế độ đương thời, ông đã đem đến cho nền văn học nước nhà tập Truyền kì mạn lục với 20 truyện ngắn giàu sáng tạo. Trong số đó ta phải kể đến sự góp mặt của “Chuyện người con gái Nam Xương ”- tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực số phận đau khổ của Vũ Nương cùng với những phẩm hạnh của nàng. Vũ Nương là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống cũng như nỗi đau đớn xót xa trong số phận của người phụ nữ phong kiến xưa.
Mở bài 2:
Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài hấp dẫn trong văn học. Đó là đề tài đã lấy đi rất nhiều tình cảm và nước mắt của biết bao nhiêu thi nhân, văn nhân trong lịch sử văn học nước nhà. Ta đã từng thổn thức với nàng Kiều, một người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng cuộc đời lại ngang trái trong thơ Nguyễn Du. Ta cũng từng phải ngạc nhiên với người phụ nữ ngang tàng, bản lĩnh trong thơ Hồ Xuân Hương. Và thật xúc động biết bao khi một lần nữa ta lại được thương, được khóc cho một Vũ Nương đẹp người, đẹp nết nhưng số phận lại đầy rẫy nỗi oan khiển trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hình tượng Vũ | Nương đã góp phần làm cho đề tài người phụ nữ thêm phong phú và sinh động hơn.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về Chuyện người con gái Nam Xương
– Thời gian ra đời: thế kỉ XVI, khi xã hội phong kiến Việt Nam còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ mang thân phận bọt bèo;
– Nội dung chính: tập trung làm nổi bật vẻ đẹp phẩm giá của Vũ Nương cũng như những đau đớn mà nàng phải trải qua.
2. Phân tích nhân vật Vũ Nương
2.1. Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
– Xã hội: Chiến tranh phong kiến, xã hội trọng nam khinh nữ.
– Gia đình:
+ Xuất thân nghèo khó;
+ Vợ chồng vì chiến tranh phải xa nhau;
+ Hôn nhân không bình đẳng;
+ Tính cách vợ chồng trái ngược nhau…
2.2. Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
– Người phụ nữ thùy mị nết na;
– Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm của chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng;
– Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng, lo ma chay chu đáo;
– Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn cho con bằng cách chỉ bóng mình trên tường để tạo cho con những hình ảnh về người cha;
2.3. Số phận của Vũ Nương bất hạnh, hẩm hiu
– Chồng đi lính, một mình gánh vác gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già -> trụ cột của gia đình;
– Bị chồng nghi oan tấm lòng thủy chung, mắng nhiếc, đánh đuổi phũ phàng;
– Phải chết khi tuổi đời còn rất trẻ, khi hạnh phúc mới chớm nở trong đời;
– Ở chốn thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về. → Số phận của Vũ Nương là tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ xưa.
3. Đánh giá khái quát
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại… Kết hợp yếu tố kì ảo và yếu tố thực để làm nên nỗi đau của nhân vật;
– Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, thủy chung, nhân hậu…
– Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán thói xấu: gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới… luôn chà đạp và vùi dập người phụ nữ.
III. Kết bài
– Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc