Phân tích tâm trạng và hành động của Tràng sau đêm tân hôn

Giới thiệu về tác giả Kim Lân

Rim Lân là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thông Việt Nam.
Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Rim Lân: “ Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

* Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt”

– Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư, được sáng tác ngay sau CM nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo.
– Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Vợ nhặt”.
– In trong tập “Con chó xấu xỉ (1962)

Vị trí đoạn văn trong tác phẩm:

– Đoạn văn nằm ở gần cuối tác phẩm.
– Khắc họa sự thay đổi về tâm lý của Tràng sau đêm tân hôn.

* Giới thiệu sơ lược về nhân vật: Tràng

– Lai lịch: dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò
– Ngoại hình: xấu xí thơ kệch
– Tính cách: Vô tư như trẻ con, có phần dở tính
– Hoàn cảnh: Nghèo khổ, sốn cùng mẹ già trong túp lều rúm ró đứng trên một mảnh đất mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Giữa năm đói quay quắt, bỗng dưng lại nhạt được vợ chỉ với 4 bát bánh đúc và hai câu nói bông đùa.

– Nội dung: Tâm trạng và hành động của Tràng sau đêm tân hôn

+ Tràng không tin hạnh phúc mình đang có là thật, vẫn ngỡ là mơ.
+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,…).
– Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình.
+ Tràng thấy mình trưởng thành hơn.
+ Tràng hiểu sâu sắc về: tổ ấm
+ Tràng ý thức được trách nhiệm của một người đàn ông với vợ con, gia đình.
+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,…).
+ Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình.
+ Tràng thấy mình trưởng thành hơn.
+ Tràng hiểu sâu sắc về: tổ ấm
+ Tràng ý thức được trách nhiệm của một người đàn ông với vợ con, gia đình.
+ Tràng không còn nghĩ về cái đói, cái chết và suy nghĩ hướng về sự sinh sôi, sự sống.
Tràng hành động “xăm xắn chạy ra sân” và cũng muốn dự phần vào việc tu bổ lại căn nhà.
Không con hời hợt, vô tư, nông cạn, Tràng bây giờ trở thành một người con trai hiếut hảo với mẹ, một người chồng có trách nhiệm với vợ con, một người đàn ông trưởng thành.

– Nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả, phân tích tâm lý chân thực, tinh tế.
+ Khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại sống động, giàu cá tính.
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, éo le và cảm động.
+ Ngôn ngữ kể tự nhiên, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân.
+ Giọng kể hồn hậu, hóm hỉnh, giàu chất trữ tình.

* Đánh giá chung về nhân vật: Tràng

– Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.
– Tràng là người có niềm tin, niềm lạc quan, khao khát mãnh liệt về hạnh phúc tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đùm bọc nhau để vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.
– Qua nhân vật, nhà văn Kim Lân gửi gắm những thông diệp nhân đạo sâu sắc: “Khi viết về nạn đói ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi họng, tin tưởng ở tương lai Ho vẫn muốn sống sống cho ra con người”

Bình luận ngắn gọn giá trị nhân đạo

(HS tự viết khái niệm giá trị nhân đạo)Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ đồng cảm sâu sắc với số phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc. Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm trạng của nhân vật Tràng: từ bất ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúc tột cùng; từ ngờ nghệch, vô tâm trở thành người đàn ông trưởng thành, có trách nhiệm. Sự đổi thay ấy nói lên sức mạnh của tình yêu thương, sức mạnh của khát vọng hạnh phúc … có thể biến những điều không thể thành có thể, biến đau khổ thành ngọt ngào. Xây dựng hình tượng nhân vật Tràng, nhà văn đã thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với khát vọng hạnh phúc của con người. Từ đó khẳng định niềm tin vào khả năng vươn dậy của nhân vật ở tương lai: dù trong tình huống bi thảm tới đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người (có thể trích lời chia sẻ của Kim Lân). Đây cũng chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *