Phân tích văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Tóm tắt nội dung

Toggle

DÀN Ý

I/  Nêu vấn đề:

– Giới thiệu chủ đề: Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống thiên tai, thời tiết.
– Giới thiệu về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế. Qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên nhiên

II/ Giải quyết vấn đề

1.Cốt truyện và nhân vật

a. Vua Hùng kén rể:

– Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”
– Đây là mô típ quen thuộc thường thấy trong truyện dân gian, tạo sức hấp dẫn, niềm tin nơi người đọc. Đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Điều này được đan cài vào câu chuyện, cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình. Ngay sau đó là sự xuất hiện của hai nhân vật chính Sơn Tinh, Thủy Tinh.

b. Cuộc so tài của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

b1. Sự xuất hiện và tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– Sơn Tinh: ở vùng núi Tản Viên có tài lạ “vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”.
– Thủy Tinh: ở miền biển, tài “gọi gió gió đến, hô mưa mưa về”.
=> Những chi tiết kì ảo cho thấý:
+ cả hai đều ngang tài ngang sức. Họ đều tài năng phi thường, thần kì, đều xứng đáng; Tạo sức hấp dẫn cho truyện.
+ Tài năng của Sơn Tinh mang tính phát triển, tài năng của Thuỷ Tinh mang sự huỷ diệt (bão, lũ lụt).
b2. Cuộc thi tài
– Thi tài dâng lễ vật sớm: chỉ trong 1 ngày ai dâng lễ vật trước sẽ được chọn
– Lễ vật : “100 ván cơm nếp , 100 nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.
– Lễ vật có lợi cho Sơn Tinh. Vì đó là các sản vật nơi rừng núi thuộc Sơn Tinh cai quản. Vua Hùng nghiêng về phía Sơn Tinh vì nhận ra sức tàn phá của Thuỷ Tinh. Đồng thời ngài tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân
b3. Kết quả: Sơn Tinh mang lễ đến trước, lấy được Mị Nương làm vợ, Thủy tình đến sau nên thua cuộc.

2.Ý nghĩa

a. Hình tượng người anh hùng Sơn Tinh trong cuộc giao tranh

– Nguyên nhân: Thủy Tinh không lấy được vợ nên trả thù =>Hai nhân vật giao tranh vì lí do cá nhân.
– Cuộc giao tranh quyết liệt:
+ Sức mạnh của Thủy Tinh tạo ra thảm họa thiên tai, sức mạnh hủy diệt mọi sự sống: hô mưa, gọi gió, dông bão, rung chuyển cả đất trời; nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước;
+ Chống trả của Sơn Tinh: Bình tĩnh, quả cảm, nghị lực ”không hề nao núng”; bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy, ngăn nước” Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh không vì mình mà vì nhân dân, bảo vệ sinh mệnh của cộng đồng trước thiên tai.
– Kết quả: Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh chịu thua, phải rút quân
b. Ý nghĩa
– Hai nhân vật đều là tưởng tượng, hư cấu, mang ý nghĩa biểu trưng:
+Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của nước, lũ lụt được hình tượng hóa.
+ Sơn Tinh biểu trưng cho đất, cho núi, là sức mạnh, khả năng, ước mơ của nhân dân được hình tượng hóa.
+ Chiến thắng của Sơn Tinh là chiến thắng của cộng đồng , của nhân dân.
+ Khẳng định, ngợi ca quyết tâm, sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta trong việc đắp đê ngăn lũ ở lưu vực sông Đà, sông Hồng để bảo vệ sinh mệnh, nguồn sống của nhân dân
+ Sơn Tinh là người anh hùng của nhân dân.

3. Chi tiết hoang đường kì ảo:

a/ Chi tiết hoang đường kì ảo:

– Chi tiết kể về tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía đông…mọc lên tưng dãy núi đồi”.
+ Thủy Tinh: “hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão”.
– Chi tiết về lễ vật thách cưới của vua Hùng.
– Chi tiết chống trả của Sơn Tinh: “Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi”; “Nước cao lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu”

b/ Ý nghĩa:

– Nhấn mạnh tài năng của hai vị thần. Đặc biệt, ca ngợi tài năng, sức mạnh, ý chí của người anh hùng Sơn Tinh trong việc chống lũ lụt.
– Thể hiện ước mơ của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống

4. Các chi tiết liên quan đến sự thật

a. Bối cảnh câu chuyện

– Thời gian: thời Hùng Vương thứ mười tám.
– Địa danh cụ thể, xác định: được nhắc đến Thành Phong Châu xưa nơi vua Hùng đóng đô; Sơn Tinh chính là thần núi Tản Viên (Ba Vì) địa bàn sinh sống của người Việt cổ.
– Nhân dân ta từ xưa có nghề trồng lúa nước, thường xuyên phải chống lũ lụt vào tháng 7,8
=>Làm cho câu chuyện được kể tăng thêm tính xác thực, tạo niềm tin thiêng liêng cho mọi người

b. Giải thích hiện tượng thiên nhiên

– Do oán nặng thù sâu mà hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, khiến cho nước ngập khắp mọi nơi, gây ra lũ lụt.
Nghệ thuật: Lấy chuyện có thật (hiện tượng lũ lụt vào tháng 7,8) để lồng trong lời kể.
=>Tô đậm tính xác thực, đưa người đọc từ thể giới hư cấu mơ hồ trở về đời sống thực, nhắc nhở về những hiện tượng thường diễn ra, để trân quý công lao của cha ông.

3. Đánh giá khái quát

a. Nghệ thuật:

– Các sự việc được kết nối với nhau bằng chuỗi quan hệ nguyên nhân- kết quả.
– Có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo, xây dựng bằng trí tưởng tượng .

b. Nội dung, ý nghĩa:

– Khẳng định, ngợi ca quyết tâm, sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta trong việc đắp đê ngăn lũ ở lưu vực sông Đà, sông Hồng để bảo vệ sinh mệnh, nguồn sống của nhân dân
– Giải thích hiện tượng thiên nhiên thời tiết mưa gió vào tháng 7,8 hàng năm.

4/ Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *