Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

I. Đọc – tìm hiểu chung

1. Tác giả

Thanh Hải (1930 – 1980). Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời

b. Đọc – chú thích

c. Thể thơ: 5 chữ

d. Mạch cảm xúc:

Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên – mùa xuân của đất nước, con người -> suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ => lời ngợi ca quê hương, đất nước

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

a. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân

– Hình ảnh, sự vật: dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh

– Sắc màu: xanh, tím biếc

– Âm thanh: tiếng chim chiền chiện

– Không gian: dòng sông, bầu trời

– Sức sống căng tràn:
+ Đảo ngữ “mọc”
+ Động từ: “mọc”, “hót”, “rơi”
=> Bức tranh xuân không tĩnh tại mà vận động sinh sôi.

b. Xúc cảm của nhà thơ

– Trìu mến, thiết tha
– Cảm nhận bằng nhiều giác quan bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết
– Say sưa, ngây ngất; trân trọng và nâng niu mùa xuân
→Bức tranh xuân tuyệt đẹp và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của nhà thơ.

2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người

a. Mùa xuân của con người

– Nhà thơ cảm nhận mùa xuân Mùa xuân của con người qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”:

+ Biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là cùng chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc.

+ Hình ảnh “người cầm súng” đi liền với hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” gợi liên tưởng đến vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ đang nảy những chồi non, lộc biếc cùng các anh ra trận để bảo vệ tổ quốc.

+ Hình ảnh “người ra đồng” đi liền với hình ảnh “lộc trải dài nương mạ” gợi liên tưởng đến những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của những bàn tay khéo léo gieo trồng.

– Điệp từ “mùa xuân”, “lộc”:

+ Gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn những chồi non lộc non.

+ Gợi thành quả trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.

– Điệp từ “tất cả” đi liền với những từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Mùa xuân của đất nước

– Hệ thống tính từ “vất vả”, “gian lao” đã giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao thăng trầm, thử thách. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương và mất mát, song đã khẳng định được sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của dân tộc mình.

– Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” gợi lên những liên tưởng và ý nghĩa thật sâu sắc:

+ Gợi liên tưởng đến nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian.

+ Gợi ý nghĩa về dân tộc Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử, từ trong đêm tối nô lệ đã phá tan xiềng xích, thoát khỏi phong kiến, thực dân để tỏa sáng.

+ Gợi niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng, rộng mở với khí thế đi lên mạnh mẽ không gì cản nổi.

– Điệp từ “đất nước” cộng với cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm… đất nước như vì sao…” diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.

– Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước.

Giọng thơ vừa tha thiết sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước.

=> Cảm xúc lạc quan, tin tưởng, ngợi ca sức sống của quê hương, đất nước, dân tộc khi mùa xuân về

3. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ

– Khát khao hòa mình
+ Chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” => đánh dấu sự biến đổi của cảm xúc
+ Điệp từ “ làm” => nhấn mạnh quá trình hóa thân, hòa nhập
+ Kết cấu đối ứng chặt chẽ => khát khao sống có ích
+ Từ láy “xao xuyến “=> gợi cảm xúc, dư âm

– Ước nguyện cống hiến
+ Cách thức: âm thầm, bình lặng
+Thời điểm: “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc”

4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước

– Mùa xuân: đánh thức xúc cảm
– Khúc hát quê hương quen thuộc, chan chứa tự hào
– Vẻ đẹp tươi thanh bình, tình nghĩa sắt son, sâu nặng
– Âm hưởng của lời ngợi ca du dương, lan tỏa
– Cảm thức về cội của nhà thơ

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Thể thơ 5 chữ
– Có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca
– Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm
– So sánh và ẩn dụ sáng tạo

2. Nội dung

– Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.
– Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
? Xem thêm:

  • Phân tích khổ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
  • Cảm nhận khổ thơ đầu tiên bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
  • Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
  • Cảm nhận khổ 4,5,6 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
  • Cảm nhận về lẽ sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện qua hai khổ thơ 4,5 bài “Mùa xuân nho nhỏ”

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *