Soạn bài Nói với con – Y Phương

I. ĐỌC –TÌM HIỆU CHUNG

1. Tác giả Y Phương

Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. > Một số tác phẩm: Người núi Hoa, Tiếng hát tháng giêng, Lửa hồng một góc, Lời chúc, Đàn then, Thơ Y Phương…
=>Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác năm 1980.

b. Hướng dẫn đọc bài thơ:

Giọng tâm tình, thâm trầm mà sâu lắng.

c. Thể thơ: tự do

BỐ CỤC

Phần 1: từ đầu đền trên đời Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
Phần 2: tiếp theo đến phong tục Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình
Phần 3: Bốn câu thơ cuối Lời dặn dò của cha
Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lê lẽ sống

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng

a. Gia đình

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

– Đoạn thơ gợi ra một khung cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
– Nghệ thuật:
+ Phép hoán dụ, điệp ngữ,điệp cấu trúc, nhịp thơ 2/3, kết cấu sóng đôi nhịp nhàng
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Con được sống trong cái nôi ấm áp của hạnh phúc gia đình.
Hãy biết trân trọng niềm hạnh phúc giản dị, ngọt ngào và cũng rất đỗi thiêng liêng đó.

b. Quê hương

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Người đồng mình: Người vùng mình, người miền. Đây có thể hiểu là những người sống trên một miền đất, cùng quê  cùng một dân tộc.
Rừng cho hoa: Thiên nhiên quê hương thơ mộng, hữu tình.
Con đường cho những tấm lòng: Tấm lòng bao dung, ân tình ân nghĩa của quê hương

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

– Niềm trân trọng thiêng liêng hướng tới
-Niềm cảm tạ chân thành với quê hương.
Cha muốn truyền cho con những tình cảm cội nguồn, nhắn nhủ con hãy trân trọng gia đình, quê hương.

“Người đồng mình thương lắm con ơi”
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: đồng cảm, sẻ chia; trân trọng, tự hào…

2. Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình

a. Cuộc sống của người đồng mình
Cuộc sống của người đồng mình: đầy vất vả gian lao (sống trên đá gập ghềnh, trong thung nghèo đói, lên thác xuống ghềnh) gợi lên hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, sự sống cằn khô chứa đựng nhiều khó khăn thử thách.

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn

Mượn chiều kích của không gian => Tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, sự bền gan vững chí của “người đồng
mình”.

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn” Là lời của trái tim vừa tha thiết, vừa quyết liệt gìn giữ những giá trị làm người cao quý.

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Nói lên Sức sống bền bỉ, mạnh mẽ Bản lĩnh, kiên cường, dũng cảm cũng là Lối sống giản dị, tình nghĩa, thuỷ chung, gắn bó với quê hương.

“Người đồng mình thô sơ da thịt /Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con”
Kết cấu tương phản:
thô sơ da thịt > Giản dị, mộc mạc, giàu ý chí và nghị lực.

‘Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

– Tự lực tự cường xây dựng quê hương
+ Làm thay đổi diện mạo quê hương
+ Hun đúc nên bản sắc văn hoá độc đáo

– Vẻ đẹp của người đồng mình:
+ Tâm hồn phóng khoáng, rộng mở, yêu quê hương
+ Ý chí kiên cường, mạnh mẽ
+ Lối sống mộc mạc, ân nghĩa, thủy chung
+ Sức sống bền bỉ
+ Tự lực tự cường xây dựng quê hương

Truyền cho con niềm tự hào về truyền thống và sức sống bền bỉ của quê hương. Mong con sống thuỷ chung, ân nghĩa với quê hương.

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”

– Giọng điệu thiết tha, trìu mến, chất chứa tin yêu.
– Kết cấu đối lập tương phản:
Thô sơ da thịt > Điều kiện, hoàn cảnh >

Ý nghĩa:
– Là lời nhà thơ nói với con, gửi tới con niềm yêu thương, tin tưởng, mong muốn con trưởng thành.
– Là lời nhà thơ nói với chính mình: bộc bạch tình yêu đối với gia đình, quê hương, tự dặn lòng bền gan vững chí giữa lúc khó khăn.
– Là lời chuyển giao thế hệ.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

– Giọng điệu thiết tha trìu mến .
– Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
– Bố cục chặt chẽ hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.

2. Nội dung

– Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc.
– Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

3. Thông điệp

“Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị
tích cực vĩnh cửu của văn hóa”

Bài tập luyện tập:
Kết thúc bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha gửi tới con lời dặn dò tha thiết:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
1) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn thơ trên.
2) Câu thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì?
3) Giả sử là người con trong bài thơ, em hãy viết một bức thư để gửi tới cha.
4) Từ đoạn thơ trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết bài văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *