Tổng hợp kết bài tuyệt hay cho các tác phẩm trọng tâm Ngữ văn 12

VỢ CHỒNG A PHỦ – TÔI HOÀI

Vậy là chỉ sau một chuyến vượt rừng, với sự nhạy cảm và tình yêu mãnh liệt đối với vùng đất Tây Bắc, Tô Hoài đã kịp khắc họa vẻ đẹp tinh khôi của cô gái xinh đẹp như đảo hoa ban của núi rừng: Mị. Cô gái ấy đã đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui. Dẫu có lúc Mị sống trong nước mắt, nhưng chính trong đau thương ấy, cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi – sự sống vẫn bất diệt như mùa xuân vẫn sẽ trở về trên những triền núi cao Tây Bắc, bất chấp gió và rét rất dữ dội….

Sông Tô một thoáng mây mờ
Phủ Hoài lặng tiếng vẫn chờ đợi ai
Truyện Tây Bắc mãi nguôi ngoai
Vợ chồng A Phủ nhớ ai bên trời

VỢ NHẶT – KIM LÂN

Văn chương tồn tại để thực thi sứ mệnh giúp con người nhìn thấy được những “rạng đông sáng ngời” ẩn giấu nơi ngõ ngách nào đó của cuộc sống. Âm điệu của văn chương chính là hợp xướng của dàn đồng ca nhiệm màu về tình yêu thương chạm khẽ đến ngưỡng rung động vĩnh hằng, là tiếng hát ngân vang của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, nơi người nghệ sĩ gửi gắm những bồi hồi, xao xuyến của một tâm hồn đa cảm trước cuộc đời. Thật vậy, nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Thông điệp trong truyện ngắn cũng như gió ngày xuân, như nắng hạ sang, như trận mưa cuối thu, như hoa tuyết giữa trời đông. Người đọc phải dùng đôi mắt để nhìn, dùng trái tim để cảm. Từ ấy, người thưởng văn bất chợt tìm thấy “những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách”. Và từ trong sâu thẳm đêm tối của nạn đói, Vợ nhặt của Kim Lân vẫn lóe lên những tia sáng ấm lòng.
Anh hãy tin vào điều tốt đẹp ngày mai
Tia sáng lóe giữa đêm đen thảm khốc
Và đâu đó, giữa cánh đồng chết chóc
Sự sống sẽ nảy mầm cho hạnh phúc sinh sôi.

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT – LƯU QUANG VŨ

Thiên chức của những người nặng lòng với trang sách, hữu duyên với bút mực chỉ được thực thi khi nhà văn thực sự “sống” giữa cuộc đời, tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời. Người làm nghệ thuật không thể ngoảnh mặt trước những vấn đề lớn lao của dân tộc, không thể mang một trái tim lãnh cảm với những trang đời và vẻ đẹp của con người. Người nghệ sĩ chân chính phải thâm nhập vào nhân quần, trải nghiệm, thẩm thấu và nhặt lấy tinh chất quý giá của đời. Song, hồn cốt của một tác phẩm văn học còn tuỳ thuộc vào tài năng và “đôi mắt” của mỗi tác giả. Bởi vậy, sau khi ngụp lặn trong biển hiện thực, anh phải ngoi lên khỏi đại dương cuộc đời để dùng chính lí trí và cảm xúc của mình để nâng bút viết nên những trang sách bất tử. Xét đến cùng, sân khấu kịch Việt Nam đã vắng bóng Lưu Quang Vũ từ lâu, nhưng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vẫn sẽ lấp lánh dưới ánh đèn sân khấu với những triết lý sống sâu sắc về cuộc đời và về con người. Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống,những gì trong năm tháng trôi qua

RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Theo tiếng gọi của tự do, những người dân đất Việt từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược đã không ngần ngại dẫn thân mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Và những con người của miền đất Tây Nguyễn kiên trung cũng đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trên những trang văn, trang sử thời đại. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành chính là minh chứng hùng hồn cho thứ ánh sáng bất diệt ấy. Đất nước thấm máu nhưng cũng thắm tươi trên trang văn của Nguyễn Trung Thành. Rừng xà nu là một câu chuyện với rất nhiều cái chết và một bàn tay cháy đỏ nhưng lại được tưới mềm bằng rất nhiều sắc xanh hy vọng của những cánh rừng xà nu chạy đến tận chân trời.

SÓNG – XUÂN QUỲNH

Thơ là thánh ca của trái tim, là trạm dừng chân tinh thần, là sợi giây giao cảm kết nối những tấm lòng cảm thông, đồng điệu. Thi ca từ ngàn đời nay, đã có biết bao thi nhân, văn nhân đã gom góp, hiến dâng cho đời những áng thơ lay động lòng người, khiến trái tim trở nên thổn thức. Suy cho cùng, thơ vì cuộc sống mà tạo thành. Những thi phẩm thấm thía đều khởi phát từ nước mắt, từ mềm yếu và rung động tận độ, trở thành “lời phát biểu” đắt giá bất diệt. Qua Sóng, Xuân Quỳnh đã gửi gắm được một quan niệm tình yêu của người phụ nữ vừa truyền thống vừa hiện đại vừa chủ động, táo bạo, mới mẻ.
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU

Giã từ khẩu súng ngoài chiến trường, Nguyễn Minh Châu trở về cuộc sống thời bình với tư cách là một nhà văn có biệt tài tái hiện một cách đầy ám ảnh những mảng tối, những góc khuất, những mất mát của con người thời hậu chiến. Văn của ông thầm thì, lặng lẽ nhưng ngấm sâu. Khép lại trang cuối của Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc vẫn khắc khoải câu hỏi về người đàn bà hàng chài “Đời chị có lúc nào thật vui không?”. Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN

Trước sự ra đi mãi mãi của một nhà văn, ta nghĩ đến sự bất tử của một ngòi bút. Như những ngôi sao băng đã kịp lóe rạng một lần trước khi lịm tắt, bằng tác phẩm văn học, người nghệ sĩ chân chính đã để lại cho bạn đọc một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Đời xa, không ai thấy mặt nhà văn nhưng khi xem văn liền thấy lòng của họ. Quy luật văn chương nghiệt ngã nhưng chắc chắn sẽ vẫn có những nghệ sĩ được đền đáp xứng đáng với tài năng và tâm huyết của mình. Và sự đền đáp lớn lao nhất chính là khi tác phẩm của họ được sinh ra, được tồn tại mãi mãi với cuộc đời. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân sẽ mãi đi cùng năm tháng vì nó nhắc cho ta nhớ trên con sông Tây Bắc ấy vẫn có một người anh hùng lao động vững vàng trước sóng cả.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên

VIỆT BẮC – TÔ HỮU

Haruki Murakami – một văn sĩ người Nhật, cha đẻ của cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất thể kỉ XX – Rừng Na Uy đã chia sẻ rằng: “Con người chúng ta có thể lấy kí ức làm nhiên liệu để mà sống”. Vì thế những thương nhớ trong tâm hồn thi sĩ khi dư đầy cũng sẽ hóa thành thơ. Tố Hữu đã đi qua Việt Bắc sau 15 năm gắn bó ân tình, quê hương cách mạng lúc này trở thành một miền nhớ thương đong đây:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thương tổn. Còn thơ ca sẽ nâng đỡ chúng ta vững bước trên vạn dặm hành trình. Tựa như mạch nước âm ỉ dưới vách núi đã đổi thay qua những ngày xuân xanh đến những chiều thu buồn. Những đền đài rồi xụp đổ dưới ánh chiếu của thời gian, những tranh tượng rồi tiêu tan hoa thành bụi vàng của quá khứ. Ấy vậy mà có những tác phẩm vẫn tồn tại bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ hôm qua, hôm nay và ngày mai. May thay trong số những tác phẩm ấy chúng ta có Tây Tiến của Quang Dũng. Cảm ơn nhà thơ Quang Dũng vì đã cắm một cây sào sáng tạo vào mảnh đất màu mỡ của thi ca để đưa bài thơ Tây Tiến đến với người đọc, rồi ở lại thật lâu trong trái tim chúng ta với tư cách là một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.
Tây tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Homes – cha đẻ của thi ca Hy Lạp cổ đại sau khi tạo ra hai thiên sử thi vĩ đại “lliat” và “Odise” đã nói: “Một mũi tên và một ngòi bút đều có thể đâm xuyên qua trái tim của con người”. Mũi tên làm tim ta rỉ máu, còn ngùi bút làm tim ta rộng mở. Bằng một trái tim nghệ sĩ đắm say, một vốn từ ngữ giàu có chính xác, gợi tả, một kho tri thức phong phú và một tấm lòng ân tình với sông Hương xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tác nên một thiên tuỳ bút rất hấp dẫn. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một áng văn vừa đẹp đẽ vừa lấp lánh trí tuệ vừa mê đắm tài hoa.
Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Có ai đó rót chiều vào chén ngọc
Huế dịu dàng xây bằng khói và sương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *