Tổng hợp nhận định hay cho các tác phẩm Ngữ văn 12

TÂY TIẾN -QUANG DŨNG
“Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả.” (Quang Dũng)
“Những câu thơ tài hoa trong bài hoàn toàn không phải là kết quả của gọt đẽo mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc, của nỗi nhớ mãnh liệt.” (Văn Giá)
“Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi một đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ này gợi cảm.” (GS Hà Minh Đức)

VIỆT BẮC -TỐ HỮU
“Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân binh giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ra người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.” (Chế Lan Viên)
“Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.” (Đặng Thai Mai)
“Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.” (Xuân Diệu)

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

“Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc, vừa mới lạ.”
“Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.”
“Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.” (Nguyễn Khoa Điềm)

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
“Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.” (Trần Dân Tiên)
Người ta gọi bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là “thiên cổ hùng văn”. Cũng có thể nói như thế về bản tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chi Minh.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh)
“Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng, Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này.” (Tiến sĩ Modagat Al Med, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương)

SÓNG -XUÂN QUỲNH
“Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muốn thưở”. (GS TS Trần Đăng Suyền)
“Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời … Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng.” (Chu Văn Sơn)
“Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu… Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)
ĐẤT NƯỚC -NGUYỄN KHOA ĐIỀM
“Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc, vừa mới lạ.”
“Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.”
“Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.” (Nguyễn Khoa Điềm)

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ -NGUYỄN TUÂN
“Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp tiếng Việt”, là “người thợ kim hoàn của chữ” (Ý của Tổ Hữu)
“Khi thì trang nghiêm cổ kinh, khi thi đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chính choảng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
“Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật” (Nguyễn Đình Thi)
“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì răn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông
nổi thưởng thức ( Vũ Ngọc Phan)

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG -HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG-
“Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến Huế và đã bị con sông Hương mê
hoặc. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương một cách toàn diện, đưa sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô.”
“Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển chính là
hành trình của đời người, hành trình của tâm hồn, hành trình của nền văn hóa xứ Huế”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” chẳng khác nào một bài thơ văn
xuôi thắm đượm vẻ đẹp trữ tình, nó cho ta thấy được: Huế là thơ, là nhạc, là họa, là tất cả những gì hội tụ lại bằng hai chữ nghệ thuật Đây thực sự là bài ca về tình yêu quê hương, đất nước của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

VỢ CHỒNG A PHỦ-TÔI HOÀI-
“Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh
dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ.” ( nhà thơ Hữu Thỉnh)
“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì
không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt.” (Tô Hoài)
“Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài
luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại. Có những đoạn ông ghi lại tiếng chim gáy trong rừng sâu, tiếng chim gáy ở đồng bằng, hay như tiếng chim muỗi trong lồng, nhốt trong thành phố thể nào…Mỗi cái đều có sự tinh tế khác nhau.” (Hoàng Quốc Hải)

VỢ NHẶT- KIM LÂN
Nhà văn dùng “Vợ nhặt” để làm cái đòn bẩy để nâng con
người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt đầy bóng
tối nhưng trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng” (Hoài Việt) “Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.” ( Kim Lân)
“Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.” (Kim Lân)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA  – NGUYỄN MINH CHÂU
“Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu)
“Nhà văn tồn tại trên đời trước hết vị thế: để làm công việc giống như kẻ năng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đều chân tưởng. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai bệnh vực” (Nguyễn Minh Châu)
“Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp và nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cầu một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật.” (Lê Ngọc Chương)

RỪNG XÀ NU -NGUYỄN TRUNG THÀNH-

“Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây. ” (Nguyên Ngọc)
“Bắt đầu đến với ngòi bút, gần như không hề tính trước, là một rừng xà nu, những cây xà nu… rừng xà nu chợt đến và lập tức tôi biết tôi đã tạo được không khí, đã có không gian ba chiều. Và cũng đã lập tức nhập được vào không khí và không gian ấy.” (Nguyễn Trung Thành)
“Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất hùng tráng lại đậm nét – trữ tỉnh và chất lý tưởng .” (Nguyễn Văn Long)

HỒN TRƯƠNG BA,DA HÀNG THỊT-LƯU QUANG VŨ
Lưu Quang Vũ thực sự là “một cây bút trẻ nhiều triển vọng”
(Hoài Thanh)
“Nếu một lúc nào đó, anh bỏ kịch và thơ, đi hẳn vào văn xuôi, chắc là anh vẫn giữ cái ngôi bút chừng mực dung dị, và những truyện của anh chắc chắn sẽ có sức nặng hơn nhiều, và giới văn xuôi lại như giới kịch bây giờ, cứ ngớ ra mà nhìn anh tung hoành… (Nguyễn Minh Châu)

“Tính dự báo được cấy sâu trong nhiều kịch bản về những để tài khác nhau, góp phần làm cho kịch Lưu Quang Vũ có sức sống bền lâu. Mỗi lần đọc lại, xem lại, chúng ta đều phát hiện ra những vỉa quặng tinh thần mà tác giả gửi gắm” (nhà phê bình Ngô Thảo)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *