Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ VĂN BẢN

 1. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần

– Sinh năm 1972, quê ở Tân Thiện- Hàm Tân – Bình Thuận.

– Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần được sáng tác bằng cái nhìn hồn nhiên và ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng những nắm bắt tinh tế, những phát hiện ngộ nghĩnh nhưng có sức gợi lớn. Những trang viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong trẻo, thân thương, tươi sáng, ấm áp và đầy chất thơ. Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Thuần, thế giới quen thuộc bỗng hiện lên mới mẻ, tinh khôi như mới sinh thành.

– Tác phẩm chính: Một thiên nằm mộng (2001); Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2004),…

2. Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

a. Xuất xứ

Được trích từ  một truyện dài cùng tên dành cho thiếu nhi xuất bản năm 2004.

– Tác phẩm đã giành được giải thưởng Peter Pan, Giải thưởng của Uỷ ban Quốc tế về sách dành cho thiếu nhi tại Thuỵ Điển năm 2008. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

b. Hình thức văn bản

* Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”: gợi ra cách nhìn nhận vạn vật xung quanh không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả tâm hồn. Khi đó, ta sẽ khám phá ra vô vàn những điều thú vị.

*Thể loại : truyện vừa

*Nhân vật: nhân vật “tôi” – người con; người bố; thằng Tí

*Tóm tắt văn bản:

Hàng ngày, người cha dẫn con ra vườn hoa với nhiều loại hoa và hai cha con cùng nhau tưới hoa. Người cha đố con về tên các loài hoa, nhắm mắt ngửi hoa mà nói đúng tên hoa và cùng nhau chơi các trò trốn tìm. Người con dần quen và hiểu rõ từng loài hoa trong vườn đến mức nhắm mắt, đóng cửa sổ mà vẫn cảm nhận hương hoa đang lan tỏa như thế nào.

*Ngôi kể: ngôi thứ nhất

* Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu… “Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới”: Những trò chơi và bài học mà người bố dạy con.

Phần 2: Còn lại: Trải nghiệm vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – điều bí mật của nhân vật “tôi” .

c. Giá trị nội dung

– Thông qua những trải nghiệm của một cậu bé với người bố của mình, văn bản đã mở ra cho người đọc, đặc biệt là trẻ thơ một thế giới trong trẻo với những khám phá đầy bất ngờ.

– Qua đó, nhà văn gửi gắm những thông điệp có ý nghĩa chung với mọi người:

+ Cần trân trọng, biết ơn những món quà người khác tặng cho mình, dù là món quà lớn hay nhỏ. Đó là tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

+  Hãy cảm nhận thế giới xung quanh ta bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

d. Giá trị nghệ thuật

Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn.

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

– Ngôn ngữ: mộc mạc, tự nhiên, chân thành. à Dễ đi vào chiều sâu tâm hồn con người, đặc biệt là trẻ thơ.

– Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật khác,..

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nhân vật người bố

*Nhân vật người bố hiện lên chủ yếu qua lời kể của người con – nhân vật “tôi”, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

Tác dụng:

+ Miêu tả tính cách của nhân vật người bố qua cảm nhận của nhân vật khác (người con).

+  Vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi” với bố.

a. Những trải nghiệm và trò chơi người bố thực hiện cùng con

– Hàng ngày người bố thường dẫn con ra vườn hoa, làm đồ dùng cho con tưới cây cùng.

Các trò chơi của bố và con:

+ Trò chơi nhắm mắt đoán tên các loài hoa trong vườn:

Người bố hướng dẫn con nhắm mắt lại và chạm từng bông hoa à Cảm nhận bằng xúc giác

+ Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật giấu trong nhà; đố nhắm mắt đoán khoảng cách:

++ Người con nhắm mắt vẫn có thể đi mà không chạm vật gì, vẫn biết được bố đứng cách mình bao xa.

++ Nhờ trò chơi đoán khoảng cách mà người con có thể giúp bố cứu được bạn Tí suýt đuối nước.

+ Trải nghiệm đọc tên để nghe âm thanh tuyệt diệu tên gọi:

Bố bảo con mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu; người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó nghe càng tuyệt diệu bấy nhiêu.

+ Trò chơi ngửi rồi gọi tên các loài hoa:

Hướng dẫn người con cảm nhận được mùi của các loài hoa à cảm nhận bằng khứu giác.

=> Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con.

Thái độ của người bố khi cùng con chơi trò chơi:

+ Cùng con chơi một cách vui vẻ

+  Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để con tiến bộ hơn: “Bố cười khà

khà khen tiến bộ lắm”; “Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi”; “bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới”.

–        Ý nghĩa những trò chơi của bố:

+ Hướng con đến những niềm vui, giá trị của cuộc sống.

+ Người bố muốn con được trải nghiệm từ thực tế cuộc sống để hình thành thói quen, sự gắn bó và biết trân trọng, nâng niu những giá trị của cuộc sống, cho dù là điều nhỏ nhất.

èNgười bố đã thể hiện tình yêu thương lớn lao với người con thông qua việc dành thời gian cùng con làm những công việc, chơi những trò chơi lí thú để từ đó giúp con nhận ra những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

b. Thái độ của người bố trước món quà của bạn Tí

– Món quà của Tí: là những trái ổi to đẹp được Tí lựa chọn để dành tặng riêng cho người bố.

– Người bố vốn không thích ăn ổi nhưng vẫn đón nhận những trái ổi mà Tí tặng một cách trân trọng.

=> Cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu, biết ơn của người bố khi nhận món quà của Tí.

– Ý nghĩa câu nói của người bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”

+ Món quà thể hiện tình cảm, tấm lòng của người nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp và có ý nghĩa. Cách chúng ta nhận và trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta.

+ Từ đó, mỗi người đều rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

*Nhận xét chung:

Tính cách của người bố qua văn bản:

+ Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn;

+ Gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thần thiết; coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời;…

+ Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,…

+ Thích trổng hoa, luôn chàm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống thiên nhiên,…

è Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ nhân vật người bố hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối thoại);

+ khắc hoạ nhân vật qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (nhân vật “tôi” – người con).

+ qua mối quan hệ với các nhân vật khác (người con, Tí).

2. Nhân vật “tôi” – người kể chuyện

a. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

*Khi chơi các trò chơi cùng bố:

– Luôn tỏ ra hào hứng, thích thú với những công việc, trò chơi cùng bố: tưới hoa; nhắm mắt đoán tên hoa qua sờ, qua ngửi; nhắm mắt đoán khoảng cách” thích thú trước việc gọi tên để nghe âm thanh kì diệu, ngân nga của tên gọi;…

– Người con yêu quý, gần gũi với bố; luôn tự hào về bố; đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn.

=> Ý nghĩa:

+ Qua những trò chơi cùng bố, nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi trong cách cảm nhận thế giới tự nhiên xung quanh: từ không thể đoán được tên loài hoaà nhắm mắt, sờ mà đoán đúng tên các loài hoa ànhắm mắt, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên.

+ Từ những trò chơi của bố, nhân vật “tôi” hiểu được việc cảm nhận khu vườn không chỉ bằng mắt, mà còn bằng tai, bằng mũi, bằng cảm xúc, bằng trí tưởng tượng về thế giới tự nhiên.

*Khi nghe bố giảng giải về những món quà:

+ Hiểu ra khu vườn, những bông hoa đều là những món quà.

+ Với “tôi”, bố là món quà  “bự” nhất.

=>Nhân vật “tôi” học được cách trân trọng mọi món quà, cách cho và nhận món quà cũng thể hiện được nét đẹp trong mỗi người.

b. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bạn Tí

– Nhân vật “tôi” đã giúp bố cứu sống Tí khỏi đuối nước nhờ tài nghe âm thanh đoán khoảng cách của mình.

– “Tôi” coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con mình;

– Vì quý và thân với bạn nên “tôi” thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi tên, thích gọi tên bạn để được nghe âm thanh du dương từ cái tên ấy vang lên.

c. Cảm nhận của nhân vật “tôi” về thế giới xung quanh với những “bí mật”

– Những “bí mật” mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ khi “vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”:

+ sẽ chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân mà đoán được người đó là ai;

+ hiểu được tiếng nói của khu vườn với những bông hoa là người đưa đường: sẽ biết được bây giờ là mùa gì, bông hoa nào đang nở.  Khi đó, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vuờn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,…

– Ý nghĩa của những “bí mật” với nhân vật “tôi”: mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”.

=> Cách cảm nhận thiên nhiên của nhân vật “tôi”: Nhân vật “tôi” đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, “tôi” càng trân trọng và thêm yêu mến thiên nhiên quanh mình. Đó là cách cảm nhận sâu sắc bằng cả tâm hồn và tình yêu thương để phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

*Nhận xét chung:

–  Tính cách của nhân vật “tôi”: Nhân vật “tôi” là một cậu bé nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người, yêu quý và gắn bó với thiên nhiên quanh mình.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc chân thực.

+ Khắc hoạ nhân vật qua hành động, lời nói, qua đánh giá của nhân vật khác.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *