* Phân biệt hai dạng đề:
Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:
– Nêu một sự việc hiện tượng đời sống
– Nêu mệnh lệnh
VD: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà xao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
– Nêu một vấn đề tư tưởng, đạo
– Nêu mệnh lệnh
VD: Trong bài “Thơ tự sự”, nhà thơ Lưu Quang Vũ có viết “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Tìm ý
Bước 3: Lập dàn bài
Bước 4: Viết bài
Bước 5: Kiểm tra, sửa chữa
1.Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
a. Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí
Yêu cầu nội dung: Bàn về đạo lí trong câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Phạm vi dẫn chứng: Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, vận dụng tri thức đời sống.
b. Tìm ý:
Ý 1: Câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì? (Uống nước? Nhớ nguồn? Nghĩa cả câu? Rút ra đạo lí gì?)
Ý 2: Bàn luận (Đánh giá tính đúng đắn, vai trò, ý nghĩa quan trọng hoặc to lớn của tư tưởng, đạo lí bằng cách đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng)
Ý 3: Phản đề, liên hệ mở rộng (bổ sung những điều còn thiếu, so sánh…)
Ý 4: Từ đó rút ra bài học, giải pháp cho bản thân
* Phân biệt cách tìm ý:
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
+ Ý 1: Thực trạng
+ Ý 2: Nguyên nhân
+ Ý 3: Hậu quả / Tác dụng
+ Ý 4: Giải pháp, rút ra bài học
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
+ Ý 1: Giải thích
+ Ý 2: Đánh giá, bình luận
+ Ý 3: Mở rộng, phản đề
+ Ý 4: Liên hệ, bài học
2. Lập dàn bài
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó
Thân bài: Giải thích nội dung câu tục ngữ. Bình luận, đánh giá, chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
Kết bài: Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý bài nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt với ngày nay).
a. Mở bài: có 2 cách mở bài
Cách 1: Kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ thể hiện đạo lí của người Việt Nam. Giới thiệu câu tục ngữ….. Câu tục ngữ khuyên ta bài học về lòng biết ơn.
Cách 2: Đất nước ta có nhiều đền chùa, lễ hội. Đối tượng suy tôn là anh hùng, tổ tiên. Truyền thống được phản ánh vào tục ngữ…
b. Thân bài:
Ý 1: Giải thích:
+ Uống nước: Hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng
+ Nhớ: Là sự tri ân, biết ơn những người đã làm ra thành quả ấy.
– Nghĩa cả câu: Khi hưởng thụ thành quả phải nhớ người làm ra nó
– Vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn người làm ra thành quả
Ý 2: Bàn luận (đánh giá, nhận định tính đúng đắn của câu tục ngữ):
Cá nhân: Thành quả không tự sinh ra nên người hưởng thụ cần biết tri ân, gìn giữ, phát huy chúng
Xã hội: Đó là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay với biểu hiện phong phú (gia đình, nhà trường, xã hội)
Người giữ được đạo lí sống đó sẽ là người có phẩm chất đẹp, gia đình, xã hội giữ được truyền thống đó sẽ tốt đẹp, vững bền
Các dẫn chứng: Trong gia đình, Trong nhà trường, Ngoài xã hội
Ý 3: Mở rộng
Nhớ nguồn không chỉ là giữ gìn, bảo vệ thành quả của người đi trước mà còn phải biết cố gắng cống hiến để người đời sau được hưởng thụ
Phản đề : Thực tế đời sống ngày nay, một số kẻ đã sống trái với đạo lí này. Đó là những kẻ ăn cháo đá bát, vong ân bội nghĩa
Ý 4: Liên hệ, bài học Nhận thức
Hiểu hơn về đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc, để thấy được trách nhiệm thế hệ trẻ ngày nay
Hành động; Rèn luyện để có những phẩm chất đó (tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, biết ơn thầy cô…..)
c. Kết bài
– Cách 1: Từ nhận thức – hành động: Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy ghi nhớ, sống và làm việc theo đạo lí tốt đẹp đó.
– Cách 2: Tính chất tổng kết: Câu tục ngữ ngắn gọn, sâu xa với hàm ý nhắc nhở những ai đang hưởng thụ thành quả.
3. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
– Kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
– Phép liên kết câu, liên kết đoạn văn